Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 61 - 63)

2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

2.1.17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Ngoài 16 BPKCTT cụ thể nêu trên, khoản 17 Điều 114 BLTTDS năm

2015 cịn quy định tịa án cịn có quyền áp dụng các BPKCTT khác mà pháp

luật có quy định. Ví dụ, theo quy định của Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ (LSHTT), ngoài BPKCTT kê biên, cấm thay đổi hiện trạng, cấm chuyển dịch quyền sở hữu đã đƣợc quy định trong BLTTDS năm 2015, các BPKCTT khác đƣợc áp dụng trong giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ cịn là biện pháp thu giữ, niêm phong, cấm di chuyển. Trong Pháp lệnh bắt giữ tàu bay quy định biện pháp bắt giữ tàu bay với tính chất là một BPKCTT. Trong Pháp lệnh bắt giữ tàu biển cũng quy định về BPKCTT bắt giữ tàu biển với tính chất là một BPKCTT. Nhƣ vậy, ngoài các BPKCTT đƣợc quy định trong

55

quy định về các BPKCTT. Tuy nhiên, nguyên tắc áp dụng các BPKCTT trong

BLTTDS năm 2015 và các BPKCTT trong các văn bản pháp lý chuyên ngành

chƣa đƣợc quy định rõ. Có thể hiểu linh hoạt là các BPKCTT đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành trƣớc hết sẽ đƣợc áp dụng trong giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà văn bản pháp luật đó điều chỉnh nhƣng khi cần thiết vẫn có thể áp dụng BPKCTT không đƣợc quy định trong văn bản pháp lý chuyên ngành nhƣng đƣợc quy định trong

BLTTDS năm 2015 trong giải quyết vụ việc chuyên ngành đó. Ngƣợc lại,

cũng có thể áp dụng BPKCTT đã đƣợc quy định trong văn bản pháp lý chuyên ngành nhƣng chƣa đƣợc quy định trong BLTTDS năm 2015 trong giải

quyết VADS. Ví dụ, vì LSHTT năm 2005 là luật riêng so với BLTTDS năm

2015 nên về nguyên tắc, luật riêng sẽ đƣợc áp dụng trƣớc trong giải quyết

tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Nếu luật riêng quy định khơng đủ hoặc khơng rõ thì mới vận dụng đến các quy định của BLTTDS năm 2015 về BPKCTT. Ngƣợc lại, trong giải quyết tranh chấp không phải là tranh chấp về sở hữu trí tuệ, nếu cần phải áp dụng một trong những BPKCTT đƣợc quy định trong

LSHTT năm 2005 thì tịa án vẫn có thể quyết định áp dụng BPKCTT đó. Tuy

nhiên, để thuận lợi cho việc áp dụng BPKCTT, nguyên tắc áp dụng BPKCTT

trong BLTTDS năm 2015 và các BPKCTT trong các luật chuyên ngành cần

đƣợc quy định rõ ràng hơn.

Có thể nhận thấy rằng, các BPKCTT cụ thể đƣợc BLTTDS năm 2015 và

một số văn bản pháp luật khác quy định trong PLTTDS Việt Nam là tƣơng

đối đa dạng. Việc ghi nhận nhiều BPKCTT cụ thể khác nhau đã tạo nhiều thuận lợi cho ngƣời có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT cũng nhƣ tòa án xác định, lựa chọn BPKCTT phù hợp để yêu cầu hoặc để quyết định áp dụng. Sự đa dạng của các BPKCTT đƣợc PLTTDS Việt Nam quy định đã đáp ứng tƣơng đối tốt yêu cầu đặt ra về mặt lý luận đối với công tác lập pháp về các BPKCTT là pháp luật phải quy định đƣợc một hệ thống tƣơng đối đầy đủ, tồn diện về các BPKCTT cụ thể, vì thế PLTTDS Việt Nam về các BPKCTT đã đáp ứng đƣợc về cơ bản nhu cầu của thực tiễn TTDS Việt Nam. Nói một

56

cách khác, với nhiều BPKCTT đƣợc quy định, trong nhiều tình thế khẩn cấp của VADS, đƣơng sự cũng nhƣ tòa án đã kịp thời lựa chọn đƣợc một hoặc một số BPKCTT phù hợp, từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. So với quy định của các văn bản pháp luật trƣớc đây, các BPKCTT đƣợc quy định trong BLTTDS hiện nay đã đƣợc sửa đổi, bổ sung tƣơng đối nhiều, đặc biệt mỗi BPKCTT cụ thể lại có điều luật riêng quy định về căn cứ và điều kiện áp dụng. Điều này cho thấy công tác lập pháp của Việt Nam phần nào cũng đã bắt nhịp đƣợc với thực tiễn TTDS, từ đó giúp đƣơng sự thuận lợi hơn, có cơ hội nhiều hơn để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của mình và trong nhiều trƣờng hợp các tòa án cũng đã can thiệp kịp thời hơn để bảo vệ quyền, lợi ích của đƣơng sự.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 61 - 63)