Kê biên tài sản đang tranh chấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 51)

2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

2.1.6. Kê biên tài sản đang tranh chấp

Hiểu theo nghĩa thông thƣờng nhất thì kê biên là việc kiểm kê, kê ra danh mục các tài sản để chờ xử lý [43, tr. 485]. Dƣới góc độ pháp luật TTDS, kê biên tài sản đƣợc hiểu là biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc do tòa án quyết định áp dụng và chấp hành viên tiến hành kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao lại cho chủ tài sản hoặc thân nhân bảo quản, cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm đảm bảo cho việc xét xử, thi hành án và các quyết định của cơ quan nhà

42

nƣớc đƣợc thuận lợi, đúng pháp luật [44, tr. 408]. Trong TTDS, BPKCTT kê biên tài sản đang tranh chấp do tòa án quyết định áp dụng là việc tòa án kiểm kê, thống kê những tài sản đang có tranh chấp trong vụ kiện để nắm rõ về những tài sản đó và buộc ngƣời đang giữ tài sản tranh chấp không đƣợc chuyển dịch, tẩu tán hay phá hủy tài sản đang có tranh chấp đó. BPKCTT đƣợc quy định tại khoản 6 Điều 114 BLTTDS năm 2015 và điều kiện áp dụng biện pháp này đƣợc quy định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015. Khác với những BPKCTT đã nêu trên, biện pháp kê biên tài sản đang có tranh chấp chỉ đƣợc áp dụng khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT mà tịa án khơng có quyền tự mình áp dụng. Theo quy định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015, BPKCTT kê biên tài sản tranh chấp chỉ đƣợc tòa án quyết định áp dụng “nếu trong q trình tịa án giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy ngƣời giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản”. Từ quy định này, việc áp dụng BPKCTT kê biên tài sản trong TTDS phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất: BPKCTT kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với tài sản đang có

tranh chấp mà khơng phải là áp dụng đối với tất cả tài sản của đƣơng sự trong

VADS. Những tài sản không phải là tài sản tranh chấp hoặc những tài sản chỉ

liên quan đến tài sản tranh chấp sẽ không nằm trong phạm vi những tài sản bị áp dụng BPKCTT kê biên. Từ quy định này cho thấy nếu đƣơng sự là ngƣời có nghĩa vụ và đƣơng sự có tài sản để thi hành nghĩa vụ đó nhƣng tài sản đó khơng phải là tài sản tranh chấp thì tài sản đó khơng thể bị kê biên để đảm bảo cho thi hành án. Ý nghĩa của BPKCTT kê biên là nhằm bảo toàn tài sản, đảm bảo cho khả năng thi hành án của đƣơng sự nhƣng với quy định chỉ kê biên đối với tài sản tranh chấp thì khả năng đảm bảo cho thi hành án sẽ có hiệu quả không cao. Thiết nghĩ phạm vi tài sản bị kê biên cần phải đƣợc quy định mở rộng hơn để BPKCTT kê biên đạt hiệu quả cao nhất trong việc bảo toàn tài sản để thi hành án.

- Thứ hai: BPKCTT kê biên tài sản tranh chấp chỉ đƣợc tòa án quyết định áp dụng khi “có căn cứ cho thấy ngƣời đang giữ tài sản có hành vi tẩu

43

tán, hủy hoại tài sản tranh chấp”. Mặc dù Điều 120 BLTTDS năm 2015 quy định là “có căn cứ cho thấy ngƣời đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” chứ không phải là“ngƣời đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” nhƣng vẫn tạo ra những cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu là chỉ khi có những căn cứ xác thực là ngƣời đang giữ tài sản tranh chấp đã có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp thì mới coi là có căn cứ cho thấy ngƣời đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản và khi đó tịa án mới quyết định áp dụng BPKCTT kê biên. Nếu hiểu theo cách này thì Điều 120 BLTTDS năm 2015 chƣa thực sự đáp ứng đƣợc tính chất khẩn cấp bởi quyết định áp dụng BPKCTT kê biên gần nhƣ khơng cịn có tác dụng bảo toàn tài sản tranh chấp, tài sản tranh chấp có thể đã bị tẩu tán, đã bị hủy hoại. Nhƣng theo một cách hiểu khác, vì Điều 120

BLTTDS năm 2015 quy định là “có căn cứ cho thấy ngƣời đang giữ tài sản có

hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” nên BPKCTT kê biên sẽđƣợc áp dụng khi mà hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp chƣa xảy ra trên thực tế, mới chỉ có căn cứ cho thấy các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp sẽ xảy ra nên cần áp dụng ngay biện pháp kê biên. Hiểu theo cách này mới có thể ngăn chặn đƣợc hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, việc áp dụng BPKCTT kê biên mới có tính kịp thời. [ 34, tr 81,82].

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 BLTTDS năm 2015, tài sản tranh

chấp sau khi bị kê biên “có thể đƣợc thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đƣơng sự hoặc ngƣời thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của tịa án”. Nếu phải đƣợc bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kho bãi, về nhân lực, về chi phí trơng coi, bảo quản tài sản kê biên. Ngoài ra, vấn đề trách nhiệm từ việc bảo quản tài sản kê biên cũng là một vấn đề làm nhiều cơ quan thi hành án dân sự lo ngại. Nếu tài sản kê biên đƣợc giao cho một bên đƣơng sự hoặc ngƣời thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định mới của tịa án thì trách nhiệm bảo quản tài sản kê biên của những ngƣời này cần phải đƣợc quy định chặt chẽ, rõ ràng để tránh tình trạng tài sản sau khi kê

44

biên lại bị hủy hoại, tẩu tán do chính ngƣời đƣợc giao bảo quản thực hiện. Hiện tại, khoản 2 Điều 120 BLTTDS năm 2015 chƣa quy định nào về vấn đề

này, vì thế khoản 2 Điều 120 BLTTDS năm 2015 cần đƣợc bổ sung hoặc có

văn bản hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề trách nhiệm của ngƣời đƣợc giao bảo quản tài sản kê biên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)