Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập qua wedsite của cổng thông tin điện
tử tỉnh An Giang từ năm 2002 đến năm 2008, wedsite Viện nghiên cứu và Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh, wedsite tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Wedsite Tổng cục Thống kê.
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phân
tầng kết hợp ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập số liệu từ 120 hộ gia đình ở
tỉnh An Giang, trong đó phỏng vấn 56 hộ có GTTK vào TCTD chính thức và 64 hộ khơng GTTK do chính tác giả thực hiện. Cuộc điều tra được tiến hành trong
khoảng thời gian tháng 10 năm 2010 với đối tượng được chọn phỏng vấn là
người có vai trị chủ yếu nhất quyết định chi tiêu trong gia đình. Phỏng vấn 120
hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó phỏng vấn 56 hộ có GTTK vào TCTD chính thức và 64 hộ không GTTK những thông tin thu thập chủ yếu là về gia đình, bản thân của người được phỏng vấn về tình hình chi tiêu thu nhập. Số
liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cuộc phỏng vấn được tiến hành trong khoảng 15 đến 20 phút. Trong lúc phỏng vấn, phỏng vấn viên hỏi
đáp viên một số câu hỏi mở như: Nguyên nhân tại sao GTTK đối với hộ có
GTTK và tại sao chưa GTTK đối với hộ không GTTK v.v… Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra và đánh giá sự khác nhau những gia đình cư trú ở khu vực nơng thơn và những hộ gia đình cư trú ở khu vực thành thị nên tác giả chọn địa bàn lấy mẫu gồm 2 thành thị và 2 huyện đó là: Thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu, huyện Châu Thành, huyện Chợ Mới. Số lượng mẫu phỏng vấn theo
địa bàn như sau:
Bảng 2.1: CƠ CẤU MẪU ĐIỀU TRA THEO KHU VỰC
STT Khu vực Huyện Địa bàn phỏng vấn Số mẫu điều tra
1 Nơng thơn Châu Thành Xã An Hịa 48
2 Nông thôn Chợ Mới Xã Mỹ Hội Đông 15
3 Thành thị Tân Châu Phường Long Sơn 20
4 Thành thị Long Xuyên Phường Mỹ Long 37