đến trƣớc khi ban hành BLHS 1985
* Luật hình Canh Cải dựa trên BLHS Pháp được sửa đổi 56 điều bằng Sắc
luật ngày 31/12/1912 của Tồn quyền Đơng Dương, được áp dụng tại Nam Kỳ. Luật hình Canh Cải gồm 4 quyển, trong đó quyển 2 quy định những nguyên tắc cơ bản về TNHS của những người đồng phạm, người phạm tội là người già và chưa đến tuổi thành niên.
- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: Trong Luật hình Canh Cải khơng có quy phạm định nghĩa về đồng phạm nhưng có quy định về các loại người đồng phạm bao gồm chính phạm và tịng phạm. Điều 59 quy định: “Những người tòng phạm trong khinh tội, trọng tội cũng phải chịu hình phạt đồng tội
19
- Về TNHS trong đồng phạm: Luật hình Canh Cải khơng phân loại mức độ TNHS của những người đồng phạm (Điều 59), khơng cá thể hố hình phạt đối với những người đồng phạm, hình phạt có tính chất cào bằng, khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của từng người đồng phạm. Điều 103 quy định: “Tòng phạm một trọng tội hay khinh tội sẽ bị xử phạt như chánh
phạm, trừ khi nào luật quy định khác.”
Điều 60 cũng quy định TNHS của những người xúi giục hay giúp sức cho việc thực hiện tội phạm tương tự như tòng phạm: “người nào dùng tặng vật, vờ hứa
hẹn, doạ nạt, quyền hành, thế lực, mưu mô hay gian kế để xúi giục người khác phạm tội sẽ bị trừng trị như tòng phạm của tội ấy”.
“Người nào cho những chỉ dẫn để kẻ khác phạm tội...đã cung cấp khí giới,
dụng cụ hay bất cứ phương tiện nào để người khác phạm tội mà biết là dùng vào việc đó...
Chí tình giúp đỡ hay trợ lực chính phạm trong những hành vi dùng để chuẩn bị tội phạm hoặc làm cho tội phạm dễ thi hành hay dễ thành tựu, sẽ bị trừng phạt như tòng phạm”.
* Từ năm 1858 đến trước cách mạng tháng Tám, pháp luật nước ta chịu ảnh
hưởng của tư duy pháp luật châu Âu lục địa. Hồng Việt hình luật được ban hành
năm 1933 đã có hẳn chương IX quy định về chế định đồng phạm với tên gọi nhiều người đồng một tội đại hình hoặc trừng trị – tùng phạm.
- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: Hồng Việt hình luật cũng khơng đưa ra khái niệm đồng phạm mà chỉ có quy định về các loại người đồng phạm là chánh yếu phạm và tùng phạm: “Khi nào nhiều người đồng can một tội đại
hình hoặc trừng trị mà xét rõ là đáng tội, quan toà án phải xét trong những người ấy hoặc một người hoặc nhiều người là chánh yếu phạm, còn những người khác thời cho là tòng phạm, mà nghĩ xử tội bằng phân nửa tội người chánh yếu phạm”.
- Về TNHS trong đồng phạm: Hồng Việt hình luật áp dụng ngun tắc cá thể hóa TNHS, bãi bỏ TNHS tập thể đối với các tội phản nghịch. Mỗi cá nhân phải chịu TNHS và chỉ chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình. Bộ luật này quy định rõ nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, phân loại đường lối xử lí giữa người chính yếu phạm và tùng phạm. Chẳng hạn như tại Điều 349 quy định:
20
“Đồng phạm hay tùng phạm sẽ bị xử bằng nửa tội chánh phạm”. Chỉ có một số điều luật quy định người đồng thực hành, người xúi giục, người giúp sức chịu TNHS như người thực hành, như quy định tại Điều 363: “Người nào dùng phù chú hay tà thuật
để làm cho người ta tin là mình có tài phép lạ lùng để lấy của cải hay là tiền bạc trên 40 đồng sẽ bị phạt giam từ 1 năm đến 5 năm. Đồng phạm hay tùng phạm cũng bị tội như chánh phạm”.
Hồng Việt hình luật áp dụng ngun tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm với quy định những tình tiết miễn TNHS thuộc về người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. Điều 355 quy định: “Cha mẹ ăn trộm, lạm dụng hay lừa gạt của con, chồng ăn trộm, lạm dụng
hay lừa gạt của vợ, ông bà ăn trộm, lạm dụng hay lừa gạt của cháu, anh chị ăn trộm, lạm dụng hay lừa gạt của em, thời chỉ phải bồi thường mà thôi. Các người đồng phạm về tội ấy, nếu là người ngồi khơng được khỏi tội như trong điều này đã định”.
* Từ sau cách mạng tháng Tám tới trƣớc khi Bộ luật 1985 ra đời
Chế định đồng phạm tiếp tục hình thành và phát triển, được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật hình sự như các Sắc lệnh số 27-SL, Sắc lệnh số 223-SL, Sắc lệnh số 267-SL…
- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: Pháp luật hình sự giai đoạn này không đưa ra khái niệm về đồng phạm cũng như những loại người đồng phạm. Phạm vi đồng phạm được quy định rộng, bao gồm cả hành vi oa trữ, tức là hành vi chứa chấp, khơng phân biệt có hứa hẹn trước hay khơng. Điều 2, Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/02/1946 về truy tố các tội bắt cóc, tống tiền, ám sát quy định: “Những người tòng phạm hoặc oa trữ tang vật của tội phạm trên cũng bị phạt như
chính phạm”. Thời gian này, do ảnh hưởng của tư duy pháp lý châu Âu lục địa, các
văn bản quy phạm pháp luật hình sự nước ta vẫn sử dụng các khái niệm chính phạm và tịng phạm. Thuật ngữ đồng phạm lần đầu tiên xuất hiện trong Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ: “Người phạm
tội đưa hối lộ và nhận hối lộ có thể bị xử, tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên”.
Càng về sau phạm vi đồng phạm được quy định ngày càng thu hẹp. So với Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/02/1986 thì phạm vi đồng phạm đã thu hẹp hơn, đã khắc
21
phục được hạn chế coi hành vi oa trữ khơng phân biệt có hứa hẹn trước hay khơng là hành vi đồng phạm của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành ngay sau Cách mạng tháng Tám. Trong thời kì này, phạm tội có tổ chức lần đầu tiên được đề cập trong Thông tư số 442-TTg ngày 19/1/1955 với các tên gọi “Cướp đường hay
trộm có tổ chức”, “đánh bị thương có tổ chức” nhưng thế nào là “có tổ chức” thì
Thơng tư này khơng giải thích.
- Về TNHS trong đồng phạm: Các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta ban hành thời kì này quy định TNHS của những người đồng phạm khác theo người thực hành. Ví dụ: Sắc lệnh số 26 ngày 25/2/1946 trừng trị các tội phá hoại công sản quy định tại Điều 1: “Sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù những người phạm trong
những tội kể sau đây, bất cứ là chính phạm hay tịng phạm”.
Pháp luật giai đoạn này cũng chỉ thừa nhận nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tồn bộ tội phạm. Ví dụ: Sắc lệnh số 128-SL ngày 17/7/1950 về từng trị tội bóc trộm, ăn cắp, thủ tiêu cơng văn hoặc thư từ tại Điều 1 quy định: “Những kẻ phạm
tội bóc trộm, ăn cắp, thủ tiêu cơng văn của Chính phủ sẽ bị truy tố trước Tịa án và phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm, phạt tiền từ 1000 đồng tới 10.000 đồng, hay một trong hai hình phạt ấy. Những tịng phạm cũng bị phạt như chính phạm”
Trong các Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/11/1953 trừng trị những tội phạm xâm hại đến an toàn Nhà nước, đối nội, đối ngoại và Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước thể hiện nguyên tắc trừng trị tội phạm: “Nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố,
khoan hồng với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường”.
Các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta ban hành trước khi BLHS 1985 ra đời mặc dù không quy định cụ thể về nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng tham gia thực hiện tội phạm, nhưng tinh thần của nguyên tắc này được áp dụng trong thực tiễn xét xử. Trong Bản tổng kết thực tiễn việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong công tác xét xử về hình sự kèm theo công văn số 38- NCPL ngày 16/1/1976 của TAND tối cao đã hướng dẫn: “Trong một vụ cộng phạm
22
phạm... phải tính đến những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác, những tình tiết này có thể là riêng cho một tên nào đó mà khơng thể vận dụng đối với tên khác”.