Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những ngƣời trong đồng phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 44)

trong đồng phạm

Tuy những người đồng phạm cùng thực hiện một tội phạm nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người khác nhau nên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mỗi người thực hiện cũng khác nhau. Vì vậy, khi xác định TNHS cho những người đồng phạm cần có sự cá thể hố, tức là dựa vào tính chất cũng như mức độ tham gia phạm tội của mỗi người để xác định TNHS cho họ.

Nguyên tắc cá thể hố TNHS của những người đồng phạm có cơ sở lý luận là nguyên tắc cá thể hố TNHS nói chung. Ngun tắc này thể hiện rõ tại Điều 25 BLHS (miễn TNHS), Điều 45 BLHS (căn cứ quyết định hình phạt), Điều 54 BLHS (miễn hình phạt), Điều 60 BLHS (án treo)… Nguyên tắc này đỏi hỏi việc xác định TNHS đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phù hợp với đặc điểm nhân thân của người phạm tội.

Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc này là thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đồng phạm cho thấy để việc truy cứu TNHS có hiệu quả cần phải đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của từng người đồng phạm. Những người đồng phạm tuy cùng tham gia phạm tội nhưng mức độ tham gia khác nhau nên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi cũng khác nhau. Điều 53 BLHS 1999 quy định: “Khi quyết định hình phạt đối với những người

35

đồng phạm, Tồ án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”.

Chúng ta không thể xác định TNHS của những người mới tham gia một giai đoạn phạm tội giống như những người tham gia thực hiện tội phạm ngay từ đầu, cũng không thể xác định TNHS của người tổ chức giống như người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức. Cho nên phải căn cứ vào tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm vào việc thực hiện tội phạm để xác định TNHS cho họ. Cụ thể như sau:

- Căn cứ vào tính chất của đồng phạm: Tính chất của đồng phạm là đồng phạm giản đơn hay đồng phạm phức tạp, đồng phạm có thơng mưu trước hay khơng có thơng mưu trước, có phải là phạm tội có tổ chức khơng.

Trong các hình thức đồng phạm không phải là phạm tội có tổ chức, đồng phạm có thơng mưu trước có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn đồng phạm khơng có thơng mưu trước. Do đó, nếu các điều kiện khác như nhau thì phạm tội dưới hình thức đồng phạm có thơng mưu trước có thể phải chịu TNHS cao hơn phạm tội dưới hình thức đồng phạm khơng có thơng mưu trước. Giữa đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp thì mức độ nguy hiểm khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Riêng phạm tội có tổ chức thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các hình thức đồng phạm khác. Luật hình sự Việt Nam coi phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung tăng nặng trong nhiều CTTP và là tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS. Phạm tội có tổ chức có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn nên TNHS cũng như hình phạt áp dụng với hình thức phạm tội có tổ chức cũng cao hơn so với các hình thức đồng phạm khác.

- Căn cứ vào tính chất và mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm:

+ Tính chất tham gia của mỗi người đồng phạm thể hiện vai trò của mỗi người trong đồng phạm (họ là người tổ chức, xúi giục, thực hành hay giúp sức) và tác động của họ đến hoạt động chung của vụ án đồng phạm.

Những người đồng phạm tham gia vào vụ án với những vai trò khác nhau (người tổ chức, người xúi giục, người thực hành, người giúp sức) nên tác động của họ đến hoạt động phạm tội chung là khác nhau. Trong tương quan về mức độ nguy

36

hiểm của từng người đồng phạm, người tổ chức có mức độ nguy hiểm cao nhất; tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người xúi giục có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn so với người thực hành. Người giúp sức được xem là có mức độ nguy hiểm thấp nhất.

Người tổ chức được coi là có vai trị nguy hiểm hơn cả vì người tổ chức biết rõ tính chất phạm tội của mình cũng như những người đồng phạm khác, điều khiển hành vi phạm tội của người khác theo kế hoạch mà họ đã định trước. Để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội trong hành vi phạm tội của người tổ chức, cần phải xem xét số lượng những người đồng phạm bị người tổ chức lôi kéo vào hoạt động phạm tội; mức độ ảnh hưởng của người tổ chức đối với những người đồng phạm khác, mức độ cấu kết, phối hợp hoạt động giữa những người đồng phạm theo sự điều khiển của người tổ chức…

Hành vi của người xúi giục thể hiện tính nguy hiểm ở chỗ họ đã tác động mạnh đến tư tưởng, ý chí của người bị xúi giục, làm cho người khác từ khơng có ý định phạm tội tới có ý định phạm tội hoặc thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Đối với người xúi giục, BLHS quy định một tình tiết tăng nặng TNHS là xúi giục người chưa thành niên phạm tội được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS 1999.

Hành vi của người thực hành có tính nguy hiểm vì nó trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, hành vi của họ mang tính trung tâm và quyết định đến việc định tội danh, mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

Người giúp sức được xem là có mức độ nguy hiểm thấp nhất trong bốn loại người đồng phạm. Vai trò hỗ trợ hoạt động phạm tội của người giúp sức cũng là một trong những căn cứ để cá thể hóa TNHS của người giúp sức với tính chất ít nguy hiểm hơn so với những loại người đồng phạm khác. Hành vi của họ chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ khơng đóng vai trị quyết định trong việc thực hiện tội phạm hoặc chỉ có tác dụng củng cố thêm quyết tâm thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác.

+ Mức độ tham gia phạm tội chỉ sự đóng góp thực tế của mỗi người đồng phạm vào việc gây ra tội phạm và hậu quả của nó. Mức độ tham gia phạm tội thể hiện ở sự tham gia của mỗi người đồng phạm là tích cực hay thụ động, tham gia từ

37

đầu hay chỉ một giai đoạn, thủ đoạn phạm tội ra sao, sử dụng những công cụ, phương tiện phạm tội gì…?

Tóm lại, việc xác định TNHS của những người đồng phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các trường hợp phạm tội mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc đặc thù trong đồng phạm như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)