hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 9, nhất trí thơng qua ngày 27/6/1985 tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên trong pháp luật hình sự nước ta có ghi nhận khái niệm đồng phạm tại Điều 17, đánh dấu sự phát triển về chất trong khoa học pháp lý hình sự.
- Về khái niệm đồng phạm: Thuật ngữ đồng phạm được sử dụng thay thế cho thuật ngữ cộng phạm được sử dụng trước đây, tuy không khác nhau về bản chất nhưng đã chính xác hơn. Cụ thể, Điều 17 BLHS 1985 quy định:
1. Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. 2. Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Tuy nhiên trong khái niệm đồng phạm này có lỗi kỹ thuật về mặt lập pháp đó là việc sử dụng cụm từ “hai hoặc nhiều người”có sai sót lặp lại, bởi vì nhiều người đã bao gồm hai người trong đó. Lỗi kỹ thuật này đã được BLHS 1999 khắc phục
bằng cách thay cụm từ “hai hoặc nhiều người” bằng cụm từ “hai người trở lên” trong quy định về đồng phạm tại Điều 20. Về cơ bản, quy định về các loại người đồng phạm trong Điều 20 BLHS 1999 tương tự với quy định về các loại người đồng phạm trong Điều 17 BLHS 1985. BLHS 1985 đã có quy định về phạm tội có tổ chức tại khoản 3 Điều 17: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt
chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”, cũng như nguyên tắc xử lí đối với
23
“Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…, kẻ phạm tội có tổ chức…”. Quy định
này đã được BLHS 1999 kế thừa.
- Về TNHS của những người đồng phạm: BLHS 1985 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm tại khoản 4 Điều 17: “Khi quyết định hình
phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Bộ luật đã quy định việc quyết định hình phạt cần dựa vào tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người trong đồng phạm. Ngồi ra, bộ luật cịn nhấn mạnh, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS của người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng cho người đó, đây là cơ sở cho nguyên tắc cá thể hoá TNHS giữa những người đồng phạm. Sau này, BLHS 1999 đã tách khoản 4 Điều 17 BLHS 1985 ra khỏi chế định đồng phạm và quy định thành một chế định độc lập về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm tại Điều 53. Có thể thấy các nguyên tắc xác định TNHS của những người đồng phạm trong BLHS 1999 được quy định đầy đủ, chi tiết hơn trong BLHS 1985, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân hóa TNHS giữa những người đồng phạm một cách toàn diện và hoàn chỉnh hơn.
Khác với BLHS 1999 chỉ quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng TNHS, BLHS 1985 ngoài quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng cịn quy định thêm xúi giục người chưa thành niên phạm tội cũng là tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm a khoản 1 Điều 39.
Như vậy, quy định về đồng phạm cũng như TNHS của những người đồng phạm là chế định được quy định xuyên suốt trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam và ngày càng được hoàn thiện.