CTTP của tất cả các tội phạm ln địi hỏi chủ thể phải có hai dấu hiệu là tuổi chịu TNHS và năng lực TNHS. Tuy nhiên có những tội phạm ngoài hai dấu hiệu trên cịn địi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu khác và chỉ khi có dấu hiệu này thì mới trở thành chủ thể của tội phạm. Những chủ thể này được gọi là chủ thể đặc biệt của tội phạm.
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường (có năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS) cịn có thêm dấu hiệu đặc biệt khác mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ mới có thể trở thành chủ thể của các tội phạm tương ứng. [42-tr.147]
Theo Luật hình sự Việt Nam, những dấu hiệu chủ thể đặc biệt bao gồm:
- Các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn: tội tham ô (Điều 278 BLHS), tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS)…
- Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất cơng việc: tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300 BLHS), tội không thi hành án (Điều 305 BLHS)…
- Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện: tội không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 BLHS), tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 BLHS)…
- Các đặc điểm liên quan đến độ tuổi: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS)…; giới tính: Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS); quan hệ gia đình: tội loạn luân (Điều 150 BLHS)…
Vấn đề chủ thể đặc biệt chỉ đặt ra với người thực hành. Nghĩa là trong một vụ án đồng phạm với tội phạm địi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì người thực hành bắt buộc phải thoả mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt này, những người đồng phạm khác khơng nhất thiết phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
Ví dụ: Tội tham ơ tài sản (Điều 278 BLHS) địi hỏi người thực hành phải là chủ thể đặc biệt: người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lí tài sản của Nhà nước; cịn những người đồng phạm khác khơng nhất thiết và không cần phải là người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lí tài sản của Nhà nước.
46
Nếu tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt mà người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP khơng thỏa mãn dấu hiệu đó thì có hai trường hợp xảy ra:
Một là, họ vẫn phạm tội đó nhưng với vai trị khác, đó là người giúp sức. Ví dụ: Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt (là nam giới). Trong mặt khách quan của tội này có hai loại hành vi, đó là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân và hành vi giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Người thực hiện một trong hai loại hành vi khách quan kể trên và thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt là người thực hành. Cịn nếu khơng thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt là nam giới thì họ chỉ có thể là người giúp sức. Chẳng hạn, chị A có hành vi giữ chặt tay chân chị B cho anh C thực hiện hành vi giao cấu. Vì chị A khơng thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể đặc biệt nên chị A đồng phạm với anh C về tội hiếp dâm nhưng khơng phải với vai trị người thực hành mà là người giúp sức.
Hai là, trường hợp cá biệt họ có thể phạm một tội khác.
Ví dụ: Tội phản bội tổ quốc (Điều 78 BLHS) đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải là công dân Việt Nam. Nếu A, B (là công dân Việt Nam) cấu kết với C, D (người nước ngoài) gây nguy hại cho độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước thì chỉ có A và B bị xử về tội phản bội tổ quốc (Điều 78 BLHS). Còn C và D nếu thỏa mãn hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị xử về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) chứ không phải Điều 78 BLHS.