Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 38)

phạm, nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm.

2.1.1 Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm tội phạm

Việc quy định tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm đã được thể hiện trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam. BLHS 1985 và BLHS 1999 tuy chưa có điều luật riêng quy định cụ thể về nguyên tắc này nhưng nội dung nguyên tắc đã được thể hiện trong nhiều điều luật và trong thực tiễn xét xử.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tồn bộ tội phạm có cơ sở lý luận là quan điểm toàn diện và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của triết học Mác – Lê nin. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin để nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phải xem xét sự vật, hiện tượng không chỉ ở ngay bản thân nó, mà cịn xem xét sự vật đó trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại giữa những sự vật, hiện tượng khác. Theo nguyên tắc này, trước hết tất cả những người đồng phạm dù với vai trò nào đi chăng nữa cùng phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ cùng cố ý thực hiện, chứ không phải mỗi người đồng phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm.

Khoa học Luật hình sự đưa ra nguyên tắc này dựa trên quan điểm về tội phạm là một thể thống nhất không thể tách rời, khi được thực hiện bởi đồng phạm, tội

31

phạm luôn là kết quả của hoạt động của tất cả những người đồng phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều có mối liên kết chặt chẽ với hành vi của những người đồng phạm khác và đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội phạm. Do đó, khơng thể tách rời hành vi của mỗi người đồng phạm và buộc họ phải chịu trách nhiệm độc lập về hành vi đó.

Nội dung nguyên tắc này được thể hiện như sau:

- Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định.

Ví dụ: A và B có hành vi cùng nhau làm giả tài liệu của cơ quan X nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân. Cả A và B đều bị xét xử về cùng tội danh là Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 BLHS.

- Tất cả những người đồng phạm cùng phải chịu trách nhiệm về những tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại Điều 48 BLHS nếu họ cùng thoả thuận, bàn bạc với nhau hoặc không thỏa thuận, bàn bạc với nhau nhưng họ biết rõ các tình tiết đó.

- Những ngun tắc chung về thời hiệu truy cứu TNHS, quyết định hình phạt, xác định tội phạm, xác định giai đoạn thực hiện tội phạm… đối với loại tội phạm mà họ đã thực hiện được áp dụng chung cho những người đồng phạm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)