cùng thực hiện tội phạm
Theo Luật hình sự nước ta, TNHS là trách nhiệm cá nhân nên bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, mỗi người đồng phạm còn phải chịu TNHS trên cơ sở hành vi phạm tội của chính mình.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là “nguyên tắc trách nhiệm cá nhân” có nghĩa là một người thực hiện tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về những gì mà bản thân họ gây ra. Nội dung nguyên tắc trách nhiệm cá nhân thể hiện ở việc người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về những gì mà người đó gây ra, hình phạt được áp dụng với người phạm tội mang tính chất cá nhân.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm có nội dung như sau:
32 những người đồng phạm khác.
Hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm, những người đồng phạm không nhận thức được về hành vi vượt quá và cũng không mong muốn hành vi vượt quá xảy ra. Hành vi vượt quá có thể cấu thành một tội khác hoặc cấu thành tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mà những người đồng phạm đang thực hiện.
Một trong những dấu hiệu bắt buộc về lỗi trong đồng phạm là “cùng cố ý”, do đó khi có hành vi vượt quá của một người đồng phạm không thể buộc những người đồng phạm khác phải chịu TNHS về hành vi vượt q đó, vì giữa người có hành vi vượt quá với những người đồng phạm khác không tồn tại mối quan hệ cố ý cùng tham gia thực hiện hành vi vượt quá. Cũng như hành vi của những người đồng phạm khác khơng có mối quan hệ nhân quả với hành vi vượt quá, vì vậy họ khơng phải chịu TNHS về hành vi vượt quá đó.
Hành vi vượt quá thường xảy ra với người thực hành, tuy nhiên trên thực tế hành vi vượt q cịn có thể xảy ra đối với những người đồng phạm khác. Ví dụ: Kế hoạch là dùng lựu đạn giả để dọa cho chủ nhà khiếp sợ nhưng người giúp sức lại cung cấp lựu đạn thật.
Hành vi vượt quá được chia làm hai loại: vượt quá về tính chất của hành vi và vượt quá về mức độ hành vi.
+ Vượt quá về tính chất của hành vi: Người thực hiện hành vi vượt quá đã thực hiện một hành vi khác ngoài dự kiến ban đầu giữa họ với những người đồng phạm khác.
Ví dụ: A và B thỏa thuận vào nhà ơng D để trộm tài sản, A vào nhà lấy tài sản cịn B có nhiệm vụ ở ngoài cảnh giới. B dặn A vào nhà lấy tài sản rồi ra ngay, không được chống cự lại chủ nhà. Tuy nhiên khi A đang lục lọi tài sản thì bị ơng D phát hiện, A chạy tới bóp mạnh cổ ơng D làm ơng D chết. Trường hợp này, chỉ A phải chịu trách nhiệm về tội giết người (Điều 93 BLHS) còn B chỉ đồng phạm với A về tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS).
+ Vượt quá về mức độ của hành vi: Là trường hợp người thực hiện hành vi vượt quá trong đồng phạm vẫn thực hiện hành vi phạm tội theo như thoả thuận ban đầu giữa họ với những người đồng phạm khác, nhưng mức độ thực hiện hành vi
33
phạm tội đó có tính chất nguy hiểm cao hơn. Hành vi vượt quá về mức độ cấu thành tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mà những người đồng phạm đang thực hiện.
Ví dụ: A, B bàn nhau vào nhà chị T lấy trộm chiếc xe máy Atila. Để thực hiện tội phạm, chúng thỏa thuận B canh cửa còn A vào lấy xe. Sau khi cạy cửa vào được nhà chị T, A lục lọi thấy 10 lượng vàng SJC liền giấu vào trong người không cho B biết rồi dắt xe ra. Sau đó cả hai tên đem chiếc xe đi bán lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Ví dụ này cho thấy, cả A và B đều là đồng phạm trong đó A là người thực hành, B là người giúp sức. Tuy nhiên A đã có hành vi vượt quá về mức độ, vượt ra ngoài thỏa thuận ban đầu là chỉ lấy trộm chiếc xe máy. Do đó B khơng phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp 10 lượng vàng của A.
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng riêng với người đó. Đó có thể là các tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; người phạm tội là người già, phụ nữ có thai… (Điều 46 BLHS). Hay là những tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 48 BLHS như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội vì động cơ đê hèn; tái phạm, tái phạm nguy hiểm; xúi giục người chưa thành niên phạm tội…
Ví dụ: A, B cùng nhau đi cướp tài sản. A là phụ nữ đang mang thai 4 tháng; B đã phạm tội cướp trước đó nhưng chưa bị bắt, chưa bị xét xử. Khi xét xử, A được áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai”, cịn B phải chịu tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần” tại khoản 1 Điều 48 BLHS.
- Việc miễn TNHS, miễn hình phạt, quyết định hình phạt nhẹ hơn, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, án treo… đối với người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng riêng cho người đồng phạm đó, khơng được áp dụng cho những người đồng phạm khác.
Người tổ chức, xúi giục hay giúp sức đã thực hiện hành vi tổ chức, xúi giục hay giúp sức người khác nhưng người đó chưa thực hiện tội phạm thì những người này vẫn phải chịu TNHS.
34
Ví dụ: A và B thuê C giết D. Nhưng C đã không thực hiện hành vi giết D. Tuy nhiên, A và B vẫn phải chịu TNHS về tội giết người.
- Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một trong những người đồng phạm không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác.
Ví dụ: A, B, C bàn nhau trộm cắp tài sản nhà ông D, sau khi chuẩn bị xong kềm cộng lực, đèn pin, dây…chúng hẹn nhau 10h tối ở hẻm vào nhà ông D. A vì sợ bị bắt nên quyết định khơng tham gia và đã khuyên B, C không làm nữa nhưng B, C vẫn quyết định hành động. A đã đến cơ quan cơng an trình báo, nhờ đó cơng an đã bắt quả tang B và C khi chúng đang đột nhập vào nhà ơng D. Trường hợp này chỉ có A là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn TNHS còn B, C phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản.