Trong quá trình xét xử và xác định TNHS của những người đồng phạm các Tòa án đã xác định chính xác những người nào là đồng phạm và họ giữ vai trị gì trong vụ án đồng phạm đó, tạo cơ sở cho việc xét xử vụ án một cách nhanh chóng, xác định đúng tội danh, áp dụng hình phạt chính xác, đúng người, đúng pháp luật. Việc định tội danh và áp dụng hình phạt chính xác đối với từng loại người đồng phạm đã thể hiện chính sách nghiêm trị của Nhà nước đối với kẻ phạm tội, mang lại hiệu quả trong q trình đấu tranh phịng ngừa tội phạm, góp phần nâng cao uy tín của các cơ quan xét xử. Cụ thể:
- Các Toà án đã xác định đúng vai trò của từng người đồng phạm trong vụ án đồng phạm, làm cơ sở để áp dụng hình phạt chính xác đối với từng loại người đồng phạm.
Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 346/2011/HSST ngày 30/11/2011 của TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương về vụ Trần Thanh Thiện và đồng bọn phạm tội trộm cắp tài sản, Tòa án xác định: Trong vụ án này, Trần Thanh Thiện là người khởi xướng và trực tiếp thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản; Phạm Văn Tuấn và Lê Duy Long là đồng phạm giúp sức đứng ngoài cảnh giới cho Thiện thực hiện, sau khi chiếm đoạt được tài sản thì Tuấn và Long là người đi tiêu thụ và được hưởng lợi từ việc chiếm đoạt tài sản.
50
Bản án sơ thẩm này hội đồng xét xử đã xác định vai trò cụ thể của các bị cáo như: bị cáo Thiện là người chủ mưu và là người thực hành, bị cáo Tuấn, Long là người giúp sức.
- Tòa án thường phân hóa TNHS của những người đồng phạm căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho hành vi phạm tội và đặc điểm nhân thân của người phạm tội để có quyết định hình phạt tương ứng như quy định tại Điều 53 BLHS 1999. Những người tham gia đồng phạm có hành vi phạm tội cùng tính chất và mức độ nguy hiểm như nhau được Toà án xử lý như nhau, áp dụng cùng một điều luật và một hình phạt giống nhau; những trường hợp hành vi phạm tội khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm sẽ được xử lí khác nhau.
Ví dụ: Vào khoảng 22 giờ 40 ngày 11/10/2012, Nguyễn Chí Cơng rủ Trần Minh Phẩm đi tìm tài sản sơ hở để chiếm đoạt, Phẩm đồng ý. Công điều khiển xe mô tô biển số 78F6-2886 chở Phẩm vào Trung tâm hành chính thị xã Dĩ An tìm tài sản. Khi đến quán Karaoke Sài Gòn II thuộc khu phố Nhị Đồng 2, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An thì Phẩm phát hiện chị Bùi Trường An ngồi trước quán đang cầm điện thoại di động nghe. Phẩm nói Cơng dừng xe để Phẩm giựt điện thoại cịn Công đứng cảnh giới. Phẩm đến gần chị An dùng tay giật điện thoại di động Model rồi chạy đến chỗ Công và lên xe, Công điều khiển xe tẩu thốt về hướng Sóng Thần. Nhân viên qn karaoke thấy vậy liền đuổi theo, sau khoảng 1km thì bắt giữ được Cơng cùng tang vật, riêng Phẩm chạy thoát. Nhưng đến 0 giờ 00 ngày 12/10/2012 Phẩm đã đến Công an Phường Dĩ An đầu thú.
Tại bản án sơ thẩm số 397/2012/HSST ngày 04/12/2012 của TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương áp dụng khoản 1 Điều 136 BLHS, các điểm g, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 BLHS, Điều 53 BLHS đối với cả hai bị cáo, tuyên bố Phẩm và Công phạm tội Cướp giật tài sản. Tuyên phạt bị cáo Công 17 tháng tù và bị cáo Phẩm 14 tháng tù.
Qua ví dụ trên cho thấy, đây là vụ án đồng phạm, bị cáo Cơng vừa đóng vai trị người chủ mưu (là người rủ bị cáo Phẩm phạm tội) và người giúp sức tích cực (chuẩn bị phương tiện phạm tội là xe mô tô, đồng thời trực tiếp điều khiển xe mô tô chở bị cáo Phẩm thực hiện tội phạm và tẩu thoát sau khi đã chiếm đoạt được tài sản). Bị cáo Phẩm là người thực hành thể hiện ở chỗ đã trực tiếp dùng tay giật tài sản của
51
chị An. Vì vậy, khi cá thể hố hình phạt thì bị cáo Cơng phải chịu mức hình phạt cao hơn bị cáo Thẩm là hợp lý.
Trên thực tế hành vi phạm tội rất đa dạng nên việc xác định và đánh giá mức độ tham gia của các bị cáo là rất phức tạp, cần phải phân hố cụ thể vai trị của từng bị cáo để có được quyết định áp dụng hình phạt đúng đắn và chính xác.
- Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức, với quy mơ rất lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhưng khi quyết định hình phạt, có người bị hình phạt tử hình, nhưng cũng có người được hưởng án treo, thậm chí được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS. Đó là vì mỗi người thực hiện tội phạm trong vụ án đồng phạm có những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau, nên việc quyết định hình phạt cho họ cũng khác nhau.
Ví dụ: Trong vụ án xét xử đường dây ma túy của Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn có tới hơn 20 bị cáo. Đại đa số các bị cáo đều là những người có trình độ học vấn, am hiểu pháp luật. Đặc biệt kẻ cầm đầu Vũ Xuân Trường, nguyên đại úy, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chống ma túy phòng 5, C14 (nay là C45-Bộ Công an).
Ngày 14/5/1997, Hội đồng xét xử đã tuyên tử hình đối với các bị cáo Vũ Xuân Trường, Đào Xuân Xe, Vũ Phong Mã, Nguyễn Trọng Thắng, Dương Ngọc Thắng, Bùi Danh Ca, Nguyễn Thị Hoa, Lại Thị Ngấn; các bị cáo còn lại chịu 8 án tù chung thân và 2 án 20 năm tù.
- Tòa án đã áp dụng đầy đủ nội dung nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đồng phạm đó.
Ví dụ: Nội dung bản án sơ thẩm số 88/2013/HSST của TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương như sau: Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 14/7/2009, anh Vương Đình Lâm ngồi uống rượu cùng anh Nga và anh Sơn tại quán dê núi Vĩnh Lộc thuộc khu phố Bình Đường 4, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tại đây, anh Sơn đã có hành vi hắt nước mắm vào bàn chị Hiền, Yến, Nhung đang ngồi gần đó. Biết sự việc, Lê Văn Dương đã chở Nguyễn Trọng Tiến (người yêu của Hiền) đem theo hung khí là một cây mã tấu tự chế dài 40 cm đi tìm người đã hắt nước mắm vào người chị Hiền. Khi đến bến xe Lam Hồng và thấy anh Lâm, Dương chỉ anh Lâm và nói “Thằng đó kìa”. Tiến cầm mã tấu chạy đến chém vào người anh Lâm nhiều nhát,
52
làm cho anh Lâm bị thương ở cẳng tay phải và vùng cổ trái. Kết quả giám định anh Lâm bị thương tật với tỉ lệ 7 %.
Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử xét thấy trong quá trình điều tra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo và tỏ thái độ ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Các bị cáo có tình tiết tăng nặng TNHS là: bị cáo Dương đã có hai tiền án, chưa được xố án tích mà lại phạm tội mới do cố ý là tái phạm nguy hiểm. Bị cáo Tiến đã hai lần bị kết án, đang chấp hành bản án của TAND huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này nên bị cáo có một tiền án, chưa được xố án tích mà lại phạm tội mới do cố ý nên bị xem là tái phạm.
TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã tuyên Tiến và Dương phạm tội cố ý gây thương tích theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS.
Áp dụng điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 53 BLHS với cả hai bị cáo, áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 51 BLHS với bị cáo Tiến; điểm i khoản 1 Điều 104 BLHS với bị cáo Dương. Xử phạt Tiến 18 tháng tù và Dương 17 tháng tù.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được như đề cập ở trên, các Tịa án trong q trình xét xử vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là:
- Khi xác định vai trò của từng người đồng phạm trong vụ án, các Tịa án đều có những cách xác định riêng chứ khơng hồn tồn căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLHS (phần lớn các Tòa án xác định người đồng phạm thông qua việc phân tích hành vi của từng người trong vụ án).
Ví dụ: Trong bản án sơ thẩm số 22/2013/HSST ngày 24/01/2013 của TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương về vụ Bùi Xuân Trường và đồng bọn phạm tội đánh bạc, Tịa án chỉ xác định:
Vụ án có đồng phạm nhưng là đồng phạm giản đơn, khơng phải tội phạm có tổ chức. Xét mức độ tham gia phạm tội của các bị cáo Trường, Hai và Linh như nhau. Bị cáo Tuấn tham gia sau cùng nên mức hình phạt áp dụng nhẹ hơn các bị cáo khác.
Tại bản án này hội đồng xét xử không xác định vai trò của cả bốn bị cáo là Trường, Hai, Linh và Tuấn mà chỉ nhận định mức độ tham gia phạm tội của các bị
53
cáo Trường, Hai và Linh như nhau. Bị cáo Tuấn tham gia sau cùng nhưng cũng khơng xác định tham gia với vai trị gì.
- Tịa án trong quá trình làm rõ vai trị, trách nhiệm của từng bị cáo trong vụ án đồng phạm sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để phân chia các loại người đồng phạm. Trong khi xác định vai trò của họ các Tịa án thường khơng chỉ rõ họ là người tổ chức hay người xúi giục mà lại thường xác định đó là người đề xuất, rủ rê người khác thực hiện tội phạm. Đôi khi việc sử dụng những thuật ngữ này khiến cách hiểu vai trị của từng bị cáo có phần mập mờ, khó xác định được chính xác vai trị của từng bị cáo trong vụ án để có căn cứ quyết định hình phạt cho phù hợp.
Ví dụ: Thay vì sử dụng thuật ngữ “người tổ chức”, “người thực hành”,
“người giúp sức” hay “người xúi giục” thì TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã
sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như thuật ngữ “người đầu vụ”, “người rủ rê”. Cụ thể, tại Bản án số 371/2011/HSST ngày 23/12/2011 có viết: “Bị cáo Sơn là người
đầu vụ, là người rủ rê bị cáo Tâm tham gia, bị cáo Sơn tham gia với vai trò điều khiển phương tiện để đồng bọn thực hiện hành vi phạm tội; bị cáo Tâm là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội”; hay tại Bản án số 190/2012/HSST ngày 20/6/2012
thì viết: “Đinh Văn Chương tuy khơng là người trực tiếp rủ rê nhưng là người gợi ý,
thông tin cho Vinh về tài sản của người bị hại và cùng trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.”
Vậy nên hiểu “người đầu vụ” là người có vai trị như thế nào? Bị cáo Chương trong bản án số 190/2012/HSST nêu trên có phải vừa đóng vai trị là người giúp sức vừa là người thực hành hay không?
- Việc thực hiện nguyên tắc cá thể hoá TNHS của một số Toà án khi xét xử chưa đầy đủ. Như việc xác định khơng chính xác vai trị của từng người đồng phạm trong vụ án hay xác định vai trị của từng người cịn mang tính chất cào bằng, chưa mang tính định lượng tương xứng với hành vi phạm tội của họ. Một số Tòa án lại quyết định hình phạt đối với người thực hành cao hơn người tổ chức vì cho rằng người tổ chức không trực tiếp thực hiện tội phạm, không trực tiếp gây ra thiệt hại.
Ví dụ: Ngày 21/4/2013, Chánh án TAND tối cao Trương Hịa Bình đã quyết định giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm, giao hồ sơ cho Tịa phúc thẩm TAND tối cao tại Tp.HCM xử phúc thẩm lại vụ án Ngô Quang Chướng (tên gọi khác
54
là Ngô Quang Trưởng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cơng ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hồng Hải), thuê sát thủ giết đồng nghiệp.
Theo quyết định giám đốc thẩm, Ngô Quang Chướng là người chủ mưu, cầm đầu, phạm tội có tổ chức vì động cơ đê hèn. Tịa sơ thẩm xử Chướng tù chung thân là chưa tương xứng với mức độ phạm tội. Tòa phúc thẩm xử y án sơ thẩm tuyên phạt Chướng tù chung thân trong khi có kháng nghị tăng án tử hình của Viện Kiểm sát nhân dân Tp.HCM là khơng đúng, khơng phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta nghiêm trị kẻ chủ mưu cầm đầu, phạm tội có tổ chức.
Nội dung vụ án như sau: Chướng và ông Đặng Xuân Sỹ (ngun Phó giám đốc Cơng ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải) phát sinh mâu thuẫn trong thời gian cùng hùn vốn mở Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hồng Hải. Ơng Sỹ tố cáo Chướng có nhiều hành vi khuất tất. Là anh kết nghĩa của Vũ Văn Luân (tức “Luân con”), từng tặng cho vợ chồng tay giang hồ khét tiếng này miếng đất nên Chướng đã nhờ “Luân con” và đàn em “dạy cho ông Sỹ một bài học”. Tháng 10/2009, Luân đưa tiền và giao nhiệm vụ cho 6 đàn em thân tín khác “khử” ơng Sỹ.
Trưa 15/10/2009, phát hiện ông Sỹ chạy xe máy trên đường Hai Bà Trưng (Quận 1), nhóm sát thủ lao tới đâm 2 nhát vào lưng nạn nhân rồi tẩu thốt. Ơng Sỹ chết trên đường đi cấp cứu.
Với hành vi này, TAND Tp.HCM đã tuyên phạt Chướng án chung thân về tội giết người. Trong khi đó, Ln “con” bị tun án tử hình về cùng tội trên và các tội “bắt giữ người trái pháp luật” và “cưỡng đoạt tài sản”; các đàn em thân tín của Luân cũng chịu án từ 14-20 năm tù.
Qua nội dung vụ án trên có thể thấy, bị cáo Chướng là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án “giết người” vì động cơ đê hèn, nhưng bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm lại không căn cứ vào nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm tại Điều 3 BLHS mà chỉ xử bị cáo Trưởng tù chung thân là chưa hợp lý dẫn tới việc huỷ án là hồn tồn chính xác.
- Nhiều trường hợp Tịa án quyết định hình phạt khơng phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của từng người đồng phạm trong vụ án.
Ví dụ: Vào khoảng 15 giờ ngày 9/10/1998, Trần Bảo Sơn, Nguyễn Hữu Thi, Nguyễn Thành Vũ, Lê Thanh Thuận, Huỳnh Hồng Ánh, Võ Quang Tùng và Đặng
55
Thành Nhi hát kara và uống rượu tại quán bà Phạm Thị Bằng. Đến 18 giờ cùng ngày Sơn rủ đồng bọn đến đường Lê Hồng Phong, Tp Quy Nhơn để đánh nhau, gặp ai thì đánh người đó, cả bọn đồng ý. Thi chạy đến nhà Quảng Đình Thanh mượn 01 con dao dài 50 cm, Ánh lấy trộm 01 con dao inox của chủ quán dài 40 cm cầm theo. Sơn và đồng bọn dàn hàng ngang đi vào khu định cư nam sông Hà Thanh vừa đi vừa uống rượu. Trên đường đi gặp ông Lê Truộm, Thi liền chửi và dùng tay đánh ông Truộm vào đầu, cả bọn tiếp tục đi. Thấy anh Lê Văn Tú ngồi trên xe hon đa trước căn hộ số 21, Thi lại gây sự và đánh anh Tú. Anh Tú bỏ chạy, lúc này anh Lê Văn Bảy bước ra đường và nói: “Sao nhiều người tự dưng đánh một người?”. Lập tức Vũ cầm chai rượu xông tới ném vào mặt anh Bảy làm anh Bảy ngã bất tỉnh. Thấy ồn ào, anh Nguyễn Thanh Bình ở trong quán chị Trâm chạy ra, lập tức Thi, Thuận, Vũ, Ánh, Sơn đuổi theo đánh anh Bình. Riêng Sơn và Thi đã dùng dao chém nhiều nhát vào người anh Bình làm anh Bình gục xuống trước quán chị Trâm. Thấy người dân kéo đến đông, cả bọn bỏ chạy. Theo biên bản giám định pháp y, anh Bình bị thương