BLHS Thuỵ Điển được thơng qua năm 1962, có hiệu lực từ ngày 01/01/1965 và được sửa đổi, bổ sung gần nhất vào ngày 01/5/1999.
- Về khái niệm đồng phạm: BLHS Thuỵ Điển khơng có quy phạm định nghĩa về đồng phạm. Nhưng đã có quy phạm đề cập đến những loại người đồng phạm bao gồm: người thực hành, người giúp sức, người xúi giục.
Điều 4 chương 23 quy định: “Người nào xúi giục người khác thực hiện tội
phạm, không bị coi là người thực hành thì bị xử phạt về hành vi xúi giục hoặc giúp sức.”
Bộ luật này đưa ra định nghĩa về âm mưu đồng phạm tại đoạn 2 Điều 2 chương 23: “Âm mưu đồng phạm là một người quyết định cùng với người khác thực
hiện tội phạm, chấp nhận hoặc đề nghị thực hiện tội phạm hoặc tìm cách xúi giục người khác thực hiện tội phạm đó”.
- Về TNHS trong đồng phạm: Bộ luật này có khá nhiều quy định về TNHS của những người đồng phạm, trong đó nổi bật là hai nguyên tắc xác định TNHS: nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm và nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm.
BLHS Thuỵ Điển thừa nhận cả hình thức lỗi vơ ý trong đồng phạm, khác hẳn với BLHS của Việt Nam, như tại Điều 4 chương 23: “Khi xét xử từng người đồng
phạm phải căn cứ vào việc người đó tham gia thực hiện tội phạm do lỗi cố ý hay vô ý”. Đồng thời, tại Điều 4 chương 23 cũng thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm
chung về toàn bộ việc thực hiện tội phạm trong đồng phạm, đó là: “Hình phạt quy
27
tiếp thực hiện tội phạm mà cịn đối với bất kì người nào thúc đẩy việc phạm tội bằng lời khuyên và việc làm”
BLHS Thuỵ Điển đã thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm thông qua quy định tại Điều 5, chương 23: “Người nào trở thành đồng phạm một tội phạm do bị cưỡng bức, lừa dối hoặc
lạm dụng tuổi trẻ, thiếu hiểu biết hoặc tình trạng bị lệ thuộc hoặc người đó tham gia phạm tội ở mức độ nhỏ thì bị xử phạt nhẹ hơn so với hình phạt quy định đối với tội danh đó.”
Nhìn chung BLHS Thuỵ Điển quy định về đồng phạm và TNHS của những người đồng phạm còn khá sơ sài, chưa bao quát hết những nội dung cần thiết về đồng phạm cũng như chưa cụ thể hoá đường lối xử lý trong các trường hợp đồng phạm.