Trong BLHS Pháp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34 - 37)

BLHS Pháp được ban hành lần đầu tiên năm 1791, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và thay thế. Trong đó, BLHS năm 1994 được xem là nguồn luật quan trọng nhất của pháp luật hình sự Pháp.

- Về khái niệm đồng phạm và các loại người đồng phạm: BLHS Pháp không nêu ra khái niệm đồng phạm mà có sự phân chia giữa chính phạm và tịng phạm. Chính phạm là người thực hành, trực tiếp thực hiện các yếu tố của tội phạm được định nghĩa trong luật hay văn bản dưới luật. Tịng phạm là người khơng trực tiếp thực hiện tội phạm.

+ Để được xem là tòng phạm, người phạm tội phải thoả mãn 2 điều kiện tại Điều 121-7 và bổ sung bằng Điều R-610-2 BLHS Pháp, đó là: một mặt phải có tội phạm chính và mặt khác, người được coi là tịng phạm phải có hành vi cụ thể được quy định trong luật. Chính phạm phải có hành vi cấu thành trọng tội, khinh tội và vi cảnh. Nếu hành vi của người chính phạm khơng bị trừng trị hoặc khơng cịn bị trừng trị nữa thì tịng phạm cũng khơng bị trừng trị. Sự tồn tại hành vi chính phạm bị trừng trị là điều kiện cần của tội phạm. Điều kiện liên quan đến việc tham gia vào hành vi chính phạm là sự tham gia này phải hội tụ đủ yếu tố luân lý và yếu tố vật chất.

+ Những hành vi tác động bị xem là tòng phạm bao gồm: xúi giục, chỉ dẫn, giúp đỡ hoặc trợ giúp và các hành vi này phải xảy ra trước hoặc đồng thời với tội phạm của chính phạm. Theo khoản 1 Điều 121-7 định nghĩa tòng phạm là trường hợp

28

một người thơng qua sự giúp đỡ hoặc trợ giúp của mình có ý thức tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuẩn bị hoặc hoàn thành trọng tội hoặc khinh tội. Khoản 2 điều này cịn xác định: cũng là tịng phạm đó là người bằng tặng cho, hứa hẹn, đe doạ, ra lệnh, lạm dụng chức quyền, kích động việc thực hiện tội phạm. Như vậy, hành vi tòng phạm theo Điều 121-7 của BLHS Pháp là hành vi giúp sức hoặc trợ giúp. Cụ thể là:

+ Hành vi xúi giục hoặc trợ giúp: Trong án lệ cũng như học thuyết pháp lý Pháp khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa giúp sức và trợ giúp. Tuy nhiên, thông thường, giúp sức là trường hợp cung cấp công cụ, phương tiện cho việc thực hiện tội phạm, cịn trợ giúp là hành vi ví dụ như canh gác để chính phạm thực hiện hành vi trộm cắp, giữ nạn nhân để chính phạm thự hiện tội hiếp dâm hoặc làm vơ hiệu hố người bảo vệ để chính phạm lấy tài sản.

+ Hành vi xúi giục: Xúi giục là trường hợp kích động hoặc cung cấp những chỉ dẫn. Xúi giục dưới hình thức kích động được thể hiện bằng những thủ đoạn như tặng, cho quà, hứa hẹn, đe doạ, ra lệnh, lạm dụng chức quyền. Nếu thiếu một trong những thủ đoạn đó sẽ khơng có tịng phạm kích động. Ví dụ: Trao tiền hoặc hứa hẹn trao tiền để thực hiện một hợp đồng, đe doạ đuổi việc một nhân viên nếu không cung cấp lời khai gian dối tại tồ có lợi cho người đe doạ…Xúi giục dưới hình thức cung cấp lời chỉ dẫn. Đây là trường hợp khơng gây áp lực đối với chính phạm mà chỉ cung cấp nhưng thơng tin cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.

+ Về dấu hiệu lỗi: Cũng như hành vi chính phạm, hành vi tịng phạm ln được thực hiện với lỗi cố ý. Người tòng phạm nhận thức được hành vi của mình bị pháp luật hình sự cấm nhưng họ vẫn thực hiện một trong những hành vi tòng phạm nêu trên với mong muốn làm cho tội phạm chính được thực hiện dễ dàng, thuận lợi.

Theo BLHS Pháp có bốn trường hợp đồng phạm, đó là: tội phạm được thực hiện bằng sự xúi giục, tội phạm được thực hiện bằng sự chỉ dẫn, tội phạm được thực hiện bằng sự trợ giúp và tội phạm được thực hiện bằng cung cấp phương tiện.

- Về TNHS trong đồng phạm: Bộ luật quy định tịng phạm bị trừng phạt như chính phạm (Điều 126-6). Việc xác định tội phạm và hình phạt đối với tịng phạm phải dựa vào hành vi CTTP của chính phạm. Tuy nhiên, người tịng phạm chỉ bị truy cứu TNHS trong phạm vi tội cùng bàn bạc chứ không chịu TNHS về hành vi vượt quá của người chính phạm cho dù đó là tội nhẹ hoặc nặng hơn hoặc thực hiện các tội

29

phạm khác. Xuất phát từ nguyên tắc cá thể hố về hình phạt, việc xác định TNHS của những người đồng phạm căn cứ vào vai trị của họ, loại hình phạt và mức hình phạt mà người tịng phạm phải chịu có thể khác với người chính phạm.

Điều 59 BLHS Pháp quy định: “Những tòng phạm một trọng tội hoặc khinh

tội sẽ bị trừng trị với hình phạt như người thực hành của trọng tội hoặc khinh tội ấy trừ những trường hợp Bộ luật này quy định khác”.

Đối với những tình tiết tăng nặng nếu là khách quan và thực tế thì cả chính phạm và tịng phạm đều phải chịu tình tiết đó. Nếu đó là các tình tiết chủ quan hoặc nhân thân thì chỉ những người có tình tiết đó phải chịu.

Có thể thấy BLHS Pháp tuy chưa có định nghĩa về đồng phạm nhưng đã đề cập đến những loại người đồng phạm và dấu hiệu pháp lý của họ. Bên cạnh đó, BLHS Pháp đã có ngun tắc phân hố TNHS giữa những người đồng phạm căn cứ vào vai trị chính phạm hay tịng phạm.

Tóm lại, thơng qua việc tìm hiểu khái quát pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới chúng ta thấy rằng pháp luật của những nước này đều có quy định về đồng phạm và TNHS của những người đồng phạm với mức độ khác nhau. Về cơ bản, chế định đồng phạm, định nghĩa đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam trước đây khá giống với những quy định trong pháp luật hình sự Liên Bang Nga.

30

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)