Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
– Thông tin sơ cấp – Thông tin thứ cấp
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá
– Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
+ Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc + Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
– Phương pháp bình quân gia quyền:
Dựa vào trị giá đầu năm, cuối năm
– Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.
– Phương pháp tỷ số: thường dùng để đo lường các chỉ tiêu
– Phương pháp thay thế liên hồn: xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng cần phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Để thấy bật lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bài viết đã áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích là lợi nhuận và ROA. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm bốn bước sau:
* Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là ∆Q = Q1 – Q0
* Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Trị giá bình quân năm = Trị giá bình quân của các quý ( I + II + III + IV )
4
Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d, đều có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và nhân tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố d phản ảnh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0
* Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự đã sắp xếp ở bước 2.
Lần 1: a1 x b0 x c0 x d0 Lần 2: a1 x b1 x c0 x d0 Lần 3: a1 x b1 x c1 x d0
Lần 4: a1 x b1 x c1 x d1 (thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế tồn bộ nhân tố kỳ gốc)
* Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với (trừ) kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích ∆Q
Xác định mức ảnh hưởng:
Ảnh hưởng bởi nhân tố a:
∆a = a1 x b0 x c0 x d0 – a0 x b0 x c0 x d0 Ảnh hưởng bởi nhân tố b:
∆b = a1 x b1 x c0 x d0 – a1 x b0 x c0 x d0 Ảnh hưởng bởi nhân tố c:
∆c = a1 x b1 x c1 x d0 – a1 x b1 x c0 x d0
Ảnh hưởng bởi nhân tố d:
∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a1 x b1 x c1 x d0
Tổng cộng các nhân tố:
∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a0 x b0 x c0 x d0
Tuy nhiên, do Lợi nhuận có cơng thức phức tạp hơn, nên để đơn giản hơn trong việc theo dõi sự tăng giảm của các nhân tố, bài viết sẽ áp dụng phương pháp chênh lệch trong q trình phân tích các nhân tố ảnh hưỏng đến lợi nhuận.
– Phương pháp chênh lệch: là một phương pháp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nên phương pháp chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung tuần tự
tính tốn tn theo các bước của phương pháp thay thế liên hoàn. Chúng chỉ khác ở chỗ là xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn – chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch sẽ có kết quả.
Xác định mức ảnh hưởng theo phương pháp chênh lệch:
Ảnh hưởng bởi nhân tố a: ∆a = (a1– a0) x b0 x c0 x d0
Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = (b1 – b0) x a1 x c0 x d0
Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = (c1 – c0)x a1 x b1 x d0 Ảnh hưởng bởi nhân tố d: ∆d = (d1 – d0) x a1 x b1 x c1
Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ “số lượng” đến “chất lượng”.
+ Nhân tố số lượng nói lên qui mơ hoạt động, cịn gọi là nhân tố “qui mơ”. Ví dụ: khối lượng sản phẩm thực hiện.
+ Nhân tố chất lượng nói lên hiệu suất hoạt động, cịn gọi là nhân tố “hiệu suất”. Ví dụ: đơn giá.