Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 64 - 69)

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006

Doanh số cho vay Tr. đồng 547.950 1.184.489 1.518.033 Doanh số thu nợ Tr. đồng 164.511 972.638 1.472.317 Dư nợ Tr. đồng 383.746 595.598 641.314 Dư nợ bình quân Tr. đồng 221.473 539.269 623.677 Nợ quá hạn Tr. đồng 0 5.233 6.025 Vốn huy động Tr. đồng 157.355 243.019 225.356 Tổng nguồn vốn Tr. đồng 573.216 661.642 693.003 1 Dư nợ/Vốn huy động Lần 2,44 2,45 2,85 2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 66,95 90,02 92,54 3 Vịng quay tín dụng vịng 0,74 1,80 2,36 4 Hệ số thu nợ % 30,02 82,11 96,99 5 Nợ quá hạn/Dư nợ % - 0,88 0,94

Nguồn: Phòng Nguồn vốn – Kế hoạch BIDV – HG và Kết quả phân tích từ phụ lục 3 Vốn huy động

Nhận xét thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của NH còn thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này tăng dần từ 2,44 lần năm 2004 đến 2,85 lần năm 2006 khẳng định tốc độ tăng trưởng dư nợ rất tốt. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng các hình thức cho vay trong các tầng lớp kinh tế; đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Song, để có được sự hỗ trợ mạnh như thế đòi hỏi BIDV – HG phải có nguồn vốn thật dồi dào và ổn định, nhất là nguồn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, NH vẫn chưa phát huy được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi này mà vẫn phải tiếp tục nhận điều chuyển từ vốn vay TW (chiếm trên 60% tổng nguồn vốn). Hiện tượng này cũng bình thường đối với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống, và có điều chuyển đến thì sẽ có điều chuyển đi, những nơi điều chuyển đi là những nơi thừa vốn sẽ chuyển qua những nơi thiếu vốn nhằm cân bằng luồng tiền trên thị trường tiền tệ.

Tình hình thực tế cho thấy, năm 2006 vốn huy động từ tiền gửi của có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của dân cư giảm nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số dư nợ/vốn huy động tăng lên 2,85. Vì thế NH cần phải nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu vốn huy động: giảm dần vốn vay TW, tăng nhanh vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm giúp NH tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với thị phần huy động vốn của BIDV – HG 26% hiện nay là còn rất thấp, trong tương lai Ngân hàng dự kiến sẽ nâng lên có thể gấp 2 – 4 lần so với nguồn vốn huy động năm 2006, tùy theo tương lai dài hay ngắn. Đối với tương lai ngắn thì tốc độ huy động có thể gấp từ 1 – 2 lần, cịn tương lai dài thì từ 3 – 4 lần. Khi đó cũng phải tiếp tục nâng tổng dư nợ của Ngân hàng lên tương ứng nhằm đảm bảo cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn, đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn từ quá trình huy động vào và cho vay ra.

b) Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ảnh chính sách tín dụng của NH, đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của NH. Chỉ số này tăng liên tục qua 3 năm 67% năm 2004, 90% năm 2005 và 93% năm 2006 cho thấy sự ổn định về tài sản sinh lời của NH. Ta có thể thấy năm 2005 tỉ lệ này tăng nhanh nhất, đó là do tốc độ dư nợ 55,2% so với 2004 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 15,43% so với 2004. Vì vậy NH cần xem xét lại cơ cấu nguồn vốn của mình trong thời gian tới.

Để giữ được tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn đó Ngân hàng đã rất tích cực trong tìm kiếm, lựa chọn khách hàng; thể hiện qua năng lực của cán bộ chính dụng từ chun mơn đến đạo đức nghề nghiệp đã tạo được lòng tin nơi khách hàng (nhiệt tình, am hiểu luật liên quan, biết cách tiếp cận, thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được kết quả cao nhất như ký được nhiều hợp đồng, thuyết phục được khách hàng trả nợ đúng hạn…), cũng như chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ có uy tín, có

mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng (giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú…).

Tuy nhiên phải xét ở khía cạnh khác, BIDV – HG cịn là một NH non trẻ, vị trí nằm xa trung tâm Tỉnh, khả năng tiếp cận khách hàng có phần hạn chế, chính vì vậy để có được doanh số cho vay hơn 1.000 tỷ đồng trong khi vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chỉ khoảng hơn 150 tỷ, thì địi hỏi BIDV – HG phải huy động thêm từ vốn điều chuyển của NH Đầu tư & Phát triển TW. Mà lãi phải trả cho nguồn này tương đối cao, thế nhưng với cơ cấu tín dụng hợp lý, chất lượng cao, khả năng kiểm sốt chặt chẽ vẫn đảm bảo NH hoạt động có lợi nhuận cao. Điều này một lần nữa đã khẳng định thêm hiệu quả sử dụng vốn của NH trong thời gian qua.

c) Vịng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho NH.

Qua bảng 10 trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH ln biến động tăng, năm 2004 là 0,74 vòng, sang năm 2005 tiếp tục tăng lên đạt 1,80 vòng tăng 1,06 vòng so với năm 2004, và đến năm 2005 nó đã tăng lên và đạt 2,36 vòng. Vòng quay vốn tăng đều qua các năm cũng nói lên số vốn đầu tư được quay vòng nhanh, chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả và năng động hơn trong cơng tác cho vay; nhưng giá trị của vịng quay là khơng lớn, dưới 1 vòng trong năm 2004, do đa phần cán bộ mới vào ngành, chưa có kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ.

Tuy nhiên chỉ số này được cải thiện hơn vào năm 2005 và 2006 do ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, chủ yếu bổ sung vốn lưu động cho các nhà máy chế biến, điều này chứng tỏ NH đã quan tâm nhiều hơn, linh hoạt hơn trong công tác cho vay; đồng thời biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu hơn với kiên trì, động viên, đơn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, để từ đó nâng cao chất lượng thu nợ; và nguồn vốn của Ngân hàng cũng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

d) Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của NH đạt được hiệu quả cao và ngược lại.

Qua bảng 10 ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2004 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 30,02%, đây là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên không thể khẳng định NH chưa thực hiện tốt cơng tác thu hồi nợ, mà trái lại NH cịn thực hiện rất tốt, điển hình là năm 2004 khơng có nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do nhằm đảm bảo cân đối tình hình tài sản của BIDV – HG, NH buộc phải duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định, vì thế đã dẫn đến hệ số thu nợ thấp hơn so với năm 2005 và 2006.

Sang năm 2005 sau khi NH áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, NH kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau: năm 2005 hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên 82,1% và năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng cao đạt 96,98% . e) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Như ta đã phân tích ở phần trước thì tốc độ tăng dư nợ của ngân hàng ở năm 2006 là 7,68%, tăng chậm hơn so với 2005; trong khi đó thì tốc độ tăng của nợ quá hạn của lại tăng nhanh hơn là 15,13% so với cùng kỳ.

Xét trên tổng thể thì tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của BIDV – HG là một con số tương đối nhỏ 0,88% ở năm 2005, và tăng nhẹ vào 2006 là 0,94% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân: vào năm 2006 hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định như: thứ nhất do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, thứ hại: hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm, thứ ba: ảnh hưởng của thị trường, thời tiết biến đổi không thuận lợi,…

Nếu như có nhiều ngun nhân tác động đến tình hình tín dụng của Ngân hàng, thì các lãnh đạo cùng với cán bộ tín dụng phải cùng nhau xem xét đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn của Ngân hàng. Vì hầu hết là các khoản nợ thơng thường, của cán bộ công nhân viên nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Kết quả này cũng cho thấy khả năng kiểm soát chặt chẽ của cán bộ tín dụng, chính sách gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn cho khách hàng của NH được thực hiện tốt, có hiệu quả cao…Đây là một dấu hiệu tốt, NH cần tiếp tục phát huy.

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.” Đó cũng chính là lý do BIDV nói chung, chi nhánh Hậu Giang nói riêng đã tiếp tục tăng cường, củng cố và mở rộng thêm nhiều loại hình DV mới như thẻ (ATM, thanh toán…), với chất lượng ngày càng cao – một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của BIDV – HG.

Bên cạnh đó ngân hàng vẫn duy trì và tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như Kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh… nhằm thu được lợi nhuận tối đa trong hiện tại và tương lai.

Bằng nhiều cách khác nhau như quảng cáo, khuyến mãi, áp dụng lãi suất hấp dẫn, các NH đã cạnh tranh gay gắt hơn trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn của mình. Tuy nhiên, cho dù lãi suất có cao đến đâu nhưng nếu chất lượng phục vụ không tốt thì cũng khơng thể tồn tại được trên thị trường, nhất là trong giai đoạn gia nhập WTO như hiện nay. Chính vì vậy, yếu tố chất lượng là quan trọng nhất, phải đặt lên hàng đầu.

Để thấy rõ hơn, chúng ta lần lượt xem xét từng hoạt động thơng qua bảng 11 về thu dịch vụ rịng của ngân hàng như sau

4.3.1 Dịch vụ thanh toán

Đây là nguồn thu luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nguồn thu từ dịch vụ của NH. Cụ thể năm 2004 đạt 168 triệu đồng (chiếm 64,12%), năm 2005 đạt 358 triệu đồng (chiếm 51,66%). Tuy trong năm đầu 2004 số lượng doanh nghiệp cịn ít nhưng do thị trường bình ổn, thời tiết ơn hịa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động , đảm bảo khả năng thanh toán tốt cho NH; mặt khác do các loại hình khác chưa phát triển nên thanh tốn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ của NH.

Sang năm 2006 đạt 625 triệu đồng (chiếm 62,94%). Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng của năm 2006 so với 2005 là 74,58% nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2005 so với 2004 là 113,1%. Nguyên nhân chủ yếu là năm 2006 do ảnh hưởng

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)