Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 48 - 54)

Chương 4 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.1 Doanh số cho vay

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, chúng ta cần phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng ngành và sức mạnh tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.2.1.1 Theo địa bàn

Qua bảng 7 ta thấy, doanh số cho vay của NH tăng liên tục qua các năm, trong đó, cho vay trong tỉnh chiếm 61% và tăng lên 62,8% năm 2005. Sở dĩ trong 2 năm đầu, mức cho vay trên địa bàn cao vì nhu cầu tái thiết, mở rộng sản xuất nhiều. Bên cạnh đó, NH cịn phải đầu tư cho hoàn chỉnh các Trung tâm thương mại, siêu thị ở trung tâm thị xã và 1 số huyện, mở rộng Khu du lịch sinh thái Tây Đơ…Và địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất đó là Huyện Châu Thành A (hơn 60% Tổng doanh số cho vay trong tỉnh), kế đó là Thị xã Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và các huyện khác...

Không chỉ cho vay trong tỉnh, NH còn tăng doanh số cho vay của mình đối với khách hàng ngồi tỉnh, chủ yếu là các khách hàng truyền thống ở Q. Cái Răng và Q. Ninh Kiều với mức vay chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số: năm 2004 là 213.701 triệu đồng, năm 2005 là 440.630 triệu đồng. Riêng năm 2006, do số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới trên Q.Cái Răng và Q.Ninh Kiều tăng nhanh hơn nên nhu cầu vốn rất lớn đã làm cho doanh số cho vay ngoài tỉnh của NH chiếm tỷ trọng cao hơn 52,32% so với doanh số cho vay trong tỉnh. Mặt khác, do vị trí đặt điểm tọa lạc của chi nhánh ngay huyện Châu Thành A, cách xa Thị xã trung tâm (Vị Thanh, Ngã Bảy), các cơ quan hành chính tỉnh Hậu Giang nên cũng tác động đến tâm lý của khách hàng ở đó như ngại đường xa, tốn chi phí…đã làm cho doanh số cho vay trên địa bàn giảm nhẹ 20.030 triệu đồng so với năm 2005 còn 723.829 triệu đồng. Muốn đạt được DSCV nhiều như thế không phải dễ, đó là nhờ NH có nhiều chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế (nhất là sau cơn bão, lụt j

Bảng 7: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 T T Phân loại Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tuyệt

đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A Theo địa bàn 547.950 100,00 1.184.489 100,00 1.518.033 100,00 636.539 116,17 333.544 28,16 * Trong tỉnh 334.250 61,00 743.859 62,80 723.829 47,68 409.610 122,55 (20.030) (2,69) * Ngoài tỉnh 213.701 39,00 440.630 37,20 794.204 52,32 226.929 106,19 353.574 80,24 B Theo thời hạn 547.950 100,00 1.184.489 100,00 1.518.033 100,00 636.539 116,17 333.544 28,16 Ngắn hạn 471.566 86,06 1.045.904 88,30 1.321.448 87,05 574.338 121,79 275.544 26,35 Trung và Dài hạn 76.384 13,94 138.585 11,70 196.585 12,95 62.201 81,43 58.000 41,85 C Theo lĩnh vực 547.950 100,00 1.184.489 100,00 1.518.033 100,00 636.539 116,17 333.544 28,16 Nuôi trồng thủy sản 61.809 11,28 184.780 15,60 246.529 16,24 122.971 198,95 61.749 33,42 Công nghiệp 130.357 23,79 294.819 24,89 318.939 21,01 164.462 126,16 24.120 8,18 Thương mại dịch vụ 70.631 12,89 142.494 12,03 166.984 11,00 71.863 101,74 24.490 17,19 Xây lắp,KS-NH,VT 285.153 52,04 562.396 47,48 785.581 51,75 277.243 97,23 223.185 39,68

Nguồn: Phịng Tín dụng của BIDV – HG

năm 2005), giúp khách hàng có vốn an tâm SX, mở rộng ngành nghề; đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín; đồng thời thực hiện tốt các

khâu: thẩm định hồ sơ vay, nâng cao năng lực thẩm định, khơng gây khó dễ cho dân, giảm bớt các thủ tục khơng cần thiết… Có như vậy, hoạt động sản xuất của họ không bị ngưng trệ, khả năng hoàn vốn cao và NH cũng được lợi thế hơn (giảm rủi ro tín dụng, vịng quay tín dụng được rút ngắn).

4.2.1.2 Theo thời hạn

w Tín dụng ngắn hạn

Trong hoạt động cấp tín dụng, nếu xét về thời hạn thì BIDV – HG chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm hơn 85% DSCV. Bởi mục đích của tín dụng ngắn hạn: bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân; nên vòng quay vốn rất nhanh, NH có thể cho vay tiếp tục nữa nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an tồn từ đồng vốn của mình.

Nhìn bảng 7, ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn và tỷ trọng của nó tương đối ổn định (trên 85% tổng DSCV) trong thời gian qua.

Năm 2005 tăng nhanh và rõ rệt nhất 116,17% so với năm 2004 là 1 phần do NH thực hiện theo chính sách chung của TW giao. Khi đó cho vay ngắn hạn nhiều, vịng quay vốn nhanh, thu hồi nợ tốt, dẫn tới sự gia tăng doanh số.

Sự gia tăng doanh số đã phần nào phản ánh tình hình KT của Tỉnh HG: tuy khó khăn nhưng nhờ biết cách linh hoạt, luân phiên thay đổi nuôi trồng các mặt hàng nông nghiệp theo vụ mùa thích hợp, nên những năm vừa qua SX nơng nghiệp thu được kết quả cao, các mặt hàng nông sản trúng mùa, trúng giá, sản lượng XK và tiêu thụ tăng lên; từ đó kích thích các hộ nơng dân đầu tư vốn phát triển SX để tăng thu nhập, làm tăng sức mua của XH; đồng thời góp phần kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Và khi các thành phần kinh tế khác phát triển, cho thấy mức độ ổn định của nền kinh tế tỉnh nhà và tính an tồn cao về tình hình tín dụng của các NH nói chung, BIDV – HG nói riêng.

w Tín dụng trung và dài hạn

Bên cạnh sự ổn định ban đầu về cơ sở hạ tầng, thì Hậu Giang vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các cơng trình mới nhằm đáp ứng sự phát triển lâu dài của tỉnh nhà. Đây là những dự án lâu dài và trọng điểm, đòi hỏi Lãnh đạo các

cấp phải quan tâm chỉ đạo sâu sát, theo dõi tiến độ thi công chặt chẽ, lựa chọn các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đúng tiến độ cấp trên giao. Để có được điều đó, tỉnh phải huy động nguồn vốn rất lớn để kịp thời kế hoạch, không để bất kỳ hoạt động nào bị trì hỗn. Và một trong những đơn vị có sự đóng góp lâu dài và ổn định cho việc xây dựng tái thiết tỉnh nhà – đó là BIDV – HG. Đặc trưng của nguồn vốn này là thời gian hoàn vốn dài, thể hiện bằng con số cụ thể trong bảng cân đối của NH là khoản mục Tín dụng trung dài hạn. Mục đích của tài khoản này nhằm giúp khách hàng mở rộng SXKD, phát triển cơ sở hạ tầng... DSCV trung – dài hạn cũng tăng theo từng năm là phù hợp với thực trạng chung. BIDV – HG vẫn giữ tốc độ tăng trên 81% tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng 2 năm 2005 là 11,7%, 2006 là 12,05% lại giảm so với 2004 là 13,94% là do định hướng phát triển của Ngân hàng – giảm dần cho vay dài hạn vì nguy cơ dẫn đến rủi ro rất cao.

4.2.1.3 Theo lĩnh vực

a) Về Nuôi trồng thủy sản

Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nơng thơn khơng có nghĩa là giảm giá trị sản xuất nơng nghiệp vì Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về thủy sản (sau cây lúa), mà ta phải đẩy mạnh hơn nữa triển khai đồng bộ các quy trình đề án, khắc phục dần sản xuất tự phát, hình thành một số vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung gắn với CNCB; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, chế biến, bảo quản…, hạ giá thành, nhằm tăng giá trị nông sản, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đều trong 3 năm vừa qua. Và góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của tỉnh (đặt biệt là về Nuôi trồng thủy sản) đó là BIDV – HG, được thể hiện qua DSCV hàng năm. Cụ thể năm 2005 đạt 184.780 triệu đồng tăng 122.971 triệu đồng so với năm 2004 (61.809 triệu đồng) tương đương 198,95%; năm 2006 đạt 264.529 triệu đồng tăng 61.748 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 33,42%

Số liệu trên cho thấy về tuyệt đối giá trị sản xuất KV I phải tăng theo từng năm để nâng cao thế mạnh của mình, nhưng về tương đối tốc độ tăng có giảm để đáp ứng tình hình thực tế của địa phương – chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH – HĐH. Tuy vậy tỷ trọng cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản vẫn tăng

đến 16,24% năm 2006 vì trong năm thị trường không ổn định, giá cả mặt hàng thủy sản lên xuống bất thường luôn gây cảm giác hoang mang trong tâm lý người dân, hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp giảm năng suất, dẫn đến thua lỗ, thiếu vốn; do đó họ đã xin ngân hàng vay vốn thêm nhằm kịp thời quy trình sản xuất của mình. b) Về Công nghiệp – chủ yếu là công nghiệp chế biến

Đây là ngành kinh tế giàu tiềm năng đối với tỉnh Hậu Giang hiện nay, được Chính phủ và các lãnh đạo Ban ngành rất quan tâm hỗ trợ. Mới đây, Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VinaShin) phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang – vừa khởi công xây dựng Cụm Công nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang (ngày 30/4/2007) – được sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyên Tấn Dũng đã bước đầu cho thấy khởi sắc trong ngành công nghiệp Hậu Giang. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để BIDV – HG thực hiện chính sách mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình trong thời gian tới.

Đó là tình hình chung, còn về NH, hiện tại chỉ tập trung vào ngành CNCB thủy sản, Lương thực thực phẩm (LTTP); có sự hợp tác chặt chẽ với các khách hàng lớn như Cơng ty TNHH Phú Thạnh, Thủy sản Bình An, Cty Cổ phần Chế biến Thủy sản XK CAFATEX…với tổng doanh số cho vay năm 2006 của ngân hàng đạt 318.939 triệu đồng tăng 24.120 triệu đồng tương đương 8,18% so với năm 2005 Năm 2005 DSCV của NH đạt 294.891 triệu đồng tăng cao:164.462 triệu đồng tương đương 126,16% so với năm 2004, do tình hình khó khăn về thị trường xuất khẩu, hàng rào thuế quan, chi phí đầu tư sản xuất luôn tăng ở mức cao, mà CNCB là ngành cần phải có vốn cao và thường xuyên để có thể liên tục quá trình sản xuất, vì thế các khu công nghiệp phải tăng cường vay vốn nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặt khác, thủy sản, LTTP là những mặt hàng thiết yếu đối với người dân, đồng thời nó rất nhạy cảm với biến động của thị trường trong nước và trên thế giới; chính vì thế BIDV – HG ln là nhà cung cấp chính về nguồn vốn giúp các đơn vị giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt với DSCV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng DSCV 24,89%.

Sang năm 2006, doanh số cho vay đối với CNCB lại tiếp tục gia tăng nhưng tỷ trọng nhỏ hơn (21,01%) vì ngân hàng nâng tỷ trọng cho vay cao hơn sang ngành Nuôi trồng thủy sản.

c) Về Thương mại dịch vụ

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực TM – DV tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2004 đạt 70.631 triệu đồng; năm 2005 đạt 142.494 triệu đồng tăng 71.863 triệu đồng tương đương 101,74% so với năm 2004; năm 2006 đạt 166.984 triệu đồng tăng 24.490 triệu đồng tương đương 17,19%.

Đây là lĩnh vực hoạt động luôn được Hậu Giang quan tâm đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, dịch vụ, đa dạng hàng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nhờ vậy Hậu Giang đã thay đổi rõ nét việc giao lưu thương mại trên địa bàn trong thời gian qua: Ước tổng bán lẻ hàng hóa được 2.775,6 tỷ đồng, vượt 38,8% so với kế hoạch năm và tăng 9,2% so cùng kỳ; Thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 6,6 triệu đồng năm 2005; Dịch vụ giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách cả vận tải thủy – bộ; Bưu chính viễn thông phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế – xã hội, mật độ điện thoại từ 1,46 máy/100 dân năm 2000 lên 4máy/100 dân năm 2005….(Nguồn: Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hậu Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005 – 2010))

Trong sự phát triển đó, BIDV – HG cũng đã góp phần đầu tư cho các khu du lịch nổi tiếng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hồng, Hồ Sen…và có xu hướng chuyển dần đầu tư sang TM – DV nhiều hơn nữa.

d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải

Là một tỉnh mới, hầu như Hậu Giang phải trang bị lại cho mình tất cả (Giao thơng, cơng trình, cơ sở hạ tầng nói chung), nhất là đối với những ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh như Khách sạn – Nhà hàng…Nắm được tình hình thực tế, BIDV - HG cũng đã đầu tư vào những ngành này với tỷ trọng khá lớn so với những ngành còn lại, thể hiện năm 2004 là 285.153 triệu đồng (chiếm 52,04%); năm 2005 là (chiếm 47,48%) tăng tương đương 97,23% so với năm trước Nhu cầu vay vốn năm 2005: 562.396 triệu đồng tăng nhanh 277.243 triệu đồng là do HG tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng trên địa bàn, nhằm đảm bảo các hoạt động dịch vụ về vận chuyển hành khách, hàng hóa; ổn định hoạt động của các tuyến xe buýt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân. Nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng,

tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các vùng, góp phần đa dạng hơn trong việc lưu thơng hàng hóa trong và ngồi tỉnh.

Đến năm 2006 nhu cầu vay vốn vẫn tiếp tục tăng là 785.581 triệu đồng (chiếm 51,75%) tăng 223.185 triệu đồng tương đương 39,68% so với năm 2005 nhưng với tốc độ giảm (39,68%) so với tốc độ của 2 năm trước đó, bởi địa phương đã giải quyết phần nào ổn định cơ sở hạ tầng quan trọng thiết yếu trên địa bàn.

Một phần của tài liệu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)