Năm 2004 2005 2006 Dân số 781.005 789.602 796.899 Lao động 552.891 562.455 571.606 + LĐ theo thành phần KT 415.048 419.575 433.744 + LĐ dự trữ 137.843 142.880 137.862
Nguồn: Cục Thống kê Hậu Giang
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ & chuyên môn khác trong đội ngũ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10.000 người, trong đó: Trung học chuyên nghiệp gần 5.000 người, Cao Đẳng gần 2.500 người, Đại học & trên ĐH gần 2.600 người.
– Ngành nghề
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp chế biến, Xây dựng, Thương nghiệp, Sửa chữa, Khách sạn, Nhà hàng, Vận tải kho bãi, Thông tin liên lạc, Hoạt động KH – CN, GD – ĐT, Tài chính, Tín dụng, ….
– Tình hình tốc độ tăng trưởng GDP của Hậu Giang
Bảng 2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN GDP ĐVT: % ĐVT: % Tốc độ tăng GDP Năm 2004 2005 2006 Cả tỉnh 100,00 100,00 100,00 Trong đó Khu vực I 46,03 43,88 41,79 Khu vực II 28,50 28,73 28,96 Khu vực III 25,48 27,39 29,25
Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang
Hậu Giang phấn đấu ngay trong năm đầu tiên thành lập tỉnh (năm 2004) đạt các mục tiêu chủ yếu để tạo đà cho các năm tiếp theo như: Thu ngân sách phấn đấu đạt 108 tỷ 800 triệu đồng và tổng chi ngân sách là 506 tỷ 700 triệu đồng, GDP bình quân đầu người trên 5.000.000 đồng/năm.
Để từng bước hình thành tỉnh Hậu Giang là trung tâm Kinh tế, văn hóa, Khoa học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sơng Hậu, địi hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh.
Bảng 3: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BÌNH QUÂN CỦA TỈNH HẬU GIANG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
ĐVT: %/năm Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020 Cả tỉnh 10,1 12,6 13,6 14,5 Khu vực I 5,5 7,7 6,2 5,9 Khu vực II 16,2 14,6 15,7 15,3 Khu vực III 13,4 17,8 18,2 18,5
Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang
* Nông nghiệp ( khoảng 80% khu vực I)
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại.
Ngồi ra, HG cịn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) & chăn ni gia súc.
Tỉnh hiện có 139.068 hecta đất nơng nghiệp (chiếm 86,527% diện tích tồn tỉnh Hậu Giang), và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10.800 hecta. Giá trị sản xuất tạo ra bình quân trên 1 ha diện tích hiện nay đạt hơn 31 triệu đồng.
* Cơng nghiệp
Hậu Giang có khu cơng nghiệp Vị Thanh, diện tích 150 ha được quy hoạch xây dựng bên Quốc lộ 61, kênh Xáng Hậu và sông Cái Tư - Rạch Nhút thuộc địa bàn huyện Châu Thành và Thị xã Vị Thanh. Đây là khu công nghiệp nằm trên vùng tập trung nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm như:
khóm, mía, đậu, mè, các loại rau củ, gạo chất lượng cao... thúc đẩy vùng này sớm phát triển theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nơng thơn.
Tính đến cuối 2006, Hậu Giang có 2.817 số cơ sở công nghiệp. Hiện tỉnh đang phát triển thêm 2 cụm công nghiệp: cụm công nghiệp Sông Hậu rộng gần 580 ha, nơi có cảng biển quốc tế Cái Cui đang xây dựng với công suất trên 2 triệu tấn/năm và cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, diện tích trên 220 ha, nằm cặp với quốc lộ 1A - nơi đang có một số nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản lớn.
Trong năm 2007 và năm 2008, ưu tiên vốn đầu tư để sớm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp tập trung Sông Hậu quy mô quốc gia, Cụm công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp Vị Thanh, Cụm công nghiệp Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy để thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp; phát triển các ngành nghề nông thôn để tạo việc làm và sử dụng tốt nguồn lao động nơng thơn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 042200422, 042200484
Fax: 04 2200399
Website: www.bidv.com.vn
Email: bidv@hn.vnn.vn
Tiền thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, NH được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ XD và phát triển của đất nước:
• Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
• Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Với hơn: 25 Chi nhánh phía Bắc, 11 Chi nhánh Hà Nội, 21 Chi nhánh khu vực Miền Trung Tây Nguyên, 8 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, 18 Chi nhánh Miền Nam, BIDV là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty nhà nước. Tính đến 31/12/2006, tổng tài sản của BIDV đạt 10,42 tỷ USD tương ứng với hơn 167.762 tỷ VND. BIDV hiện (2006) đã phát triển thành một hệ thống rộng lớn với mơ hình của một ngân hàng hiện đại với bốn khối kinh doanh chính; bốn liên doanh; bốn cơng ty; bốn đơn vị sự nghiệp; khoảng 400 máy ATM (xấp xỉ 1 triệu thẻ) và gần 10.000 cán bộ công nhân viên có trình độ chun mơn vững vàng trong cả nước1
.
Với hơn 50 năm hoạt động (26/04/1957 đến 26/04/2007), BIDV đã khẳng định thương hiệu, vị trí của mình trên tồn quốc và trên thế giới. Là NH Việt Nam đầu tiên được nhận giấy Chứng nhận đăng ký thương hiệu do Cơ quan đăng ký sáng chế và Thương hiệu Mỹ cấp. Kể từ 24/5/2005, BIDV chính thức được cơ quan này chứng nhận đăng ký và bảo hộ thương hiệu BIDV cả hình và chữ cho các DV tài chính và ngân hàng thuộc nhóm 36 theo phân loại quốc tế tại thị trường Mỹ; có nghĩa BIDV có quyền tuyệt đối sử dụng nhãn hiệu của mình trên lãnh thổ Mỹ.
Là 1 trong 4 NHTM nhà nước hàng đầu Việt Nam đang triển khai kế hoạch CPH và hy vọng hoàn tất việc niêm yết cổ phiếu trong nước trong 2007. NH Ngoại thương Việt Nam (VCB) & NH Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) được chọn làm thí điểm. NH Công thương Việt Nam (ICB) và NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tiến hành CPH ngay sau đó. Theo Ơng Trần Bắc Hà, Tổng Giám đốc BIDV, cũng chính thức công bố kế hoạch IPO của BIDV sẽ thực hiện vào quý bốn năm nay. Sau khi tiến hành IPO (các giải pháp phát hành cổ phiếu lần đầu tiên), BIDV sẽ thực hiện niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào quý một năm 2008. Là 1 trong 9 ngân hàng2 được nhận giải Thương hiệu mạnh năm 2006.
Là một trong 3 ngân hàng đầu tiên (NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam, NH Công thương Việt Nam và Sài Gịn Cơng thương Ngân hàng) đã chính thức đi vào
1 BIDV chủ động hội nhập quốc tề-Cổng phát triển Việt Nam – VietNam Development GateWay-6/9/2006 Báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính ngày 3-5-2007
2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank); và các NHTMCP là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Kỹ thương (Techcombank),
hoạt động với việc kết nối từ hệ thống chuyển mạch Banknet ngày 21 – 4 – 2007. Một trong 10 sự kiện nổi bật nhất của BIDV năm 2006 là nỗ lực minh bạch và nâng cao năng lực tài chính, Là DN VN đầu tiên thực hiện xếp hạng bởi Moody's với mức tín nhiệm đạt trần xếp hạng quốc gia; Là NHTM tiên phong triển khai áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp thơng lệ quốc tế; Hệ số an tồn vốn CAR có bước cải thiện đạt hơn 9,4% theo chuẩn mực VN. Phát hành thành công 3.250 tỷ trái phiếu tăng vốn cấp II theo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên TTTC VN và được tạp chí Tài chính Châu Á trao tặng danh hiệu “Giao dịch Trái phiếu nội tệ tốt nhất trong năm”.
3.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẬU GIANG
3.3.1 Quá trình hình thành
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 5362/QĐ – HĐQT ngày 25/12/2003 của Hội đồng quản trị BIDV, và là chi nhánh cấp 1 được điều hành trực tiếp bởi BIDV, đến nay NH đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm. NH đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh từng ngày, luôn là người bạn kề vai sát cánh cùng những DN và các TPKT khác trên con đường phát triển, đóng góp một phần khơng nhỏ trong q trình vực dậy nền kinh tế của tỉnh mới Hậu Giang.
3.3.2 Địa điểm tọa lạc
Số 392/3 Ấp Tân Phú, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang Số điện thoại 071. 951761 – 951762
Fax 071. 951764
3.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
q BAN GIÁM ĐỐC: Ban giám đốc gồm có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc được phân như sau:
Ø Giám đốc: Phụ trách chung trực tiếp điều hành quản lý P. Tổ chức hành chính, Tài chính kế tốn, Kế hoạch nguồn vốn
Ø Phó giám đốc phụ trách kế toán: Trực tiếp điều hành P. Dịch vụ khách hàng, Tiền tệ kho quỹ và tổ Điện tốn.
Ø Phó giám đốc phụ trách tín dụng: Trực tiếp điều hành và quản lý phịng Tín dụng, P. Thẩm định & Quản lý tín dụng
*Chức năng của ban Giám đốc
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước và BIDV ban hành
+ Ban giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, Họp hội đồng tín dụng và ký duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thưởng kỷ luật, xét năng lực cán bộ và trình lên Ngân hàng cấp trên quyết định
v Phịng tổ chức – hành chính
++ Tham mưu cho GĐ và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để XD kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh.
+ Lập KH và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của CN ++ Thực hiện công tác HC (quản lý con dấu, in ấn, lưu trữ, bảo mật,…)
+ Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên...
+ Thực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh: Lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện tài sản,… phục vụ cho hoạt động kinh doanh….
GIÁM ĐỐC PHỊNG TC KT PHỊNG TCHC PHỊNG KH NV PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG TÍN DỤNG PHỊNG TĐ & QLTD PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG DV KH PHỊNG TT KHO QUỸ PHÒNG TIN HỌC
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng
v Phịng tài chính kế tốn
+ Thực hiện cơng tác kế tốn, tài chính cho tồn bộ hoạt động của chi nhánh (không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm)
+ Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra cơng tác hạch tốn kế tốn và chế độ báo cáo của các phòng và các đơn vị trực thuộc.
+ Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh tốn của các phịng ... v Phòng kế hoạch nguồn vốn
+ Tổ chức thu thập thơng tin, nghiên cứu thị trường, phân tích mơi trường KD, XD chiến lược KD, các chính sách KD, chính sách marketting….
+ Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của CN
+ Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro + Nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về HĐV;…
v Phịng Thẩm định & Quản lý tín dụng và phịng tín dụng + Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hướng dẫn KH đến xin vay + Trực tiếp xem xét và thẩm định các khoản vay của khách hàng
+ Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách
hàng nhận tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay + Chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ vay
+ Tổng hợp, phân tích các thơng tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại khách hàng
+ Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm
+ Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá,…)…
v Phịng dịch vụ khách hàng
+ Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt + Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới
+ Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng + Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng
+ Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng…
v Phòng tiền tệ kho quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố….
v Phòng tin học
+ Quản lý mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, Quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an tồn thơng suốt mọi hoạt động của chi nhánh
+ Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM
3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
– Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại kỳ hạn và không kỳ hạn
– Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại
– Thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại
– Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ (không phân biệt thành phần kinh tế)
– Thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước – Bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng....)
3.4.2 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu
– Xây lắp (Công ty Cổ phần cơng trình giao thơng Hậu Giang, Doanh nghiệp tư nhân Công Lập, Công ty TNHH Lê Nguyễn…)
– Thương mại dịch vụ (Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Quang Giàu, Phan Thành, Thanh Khôi…)
– Khách sạn, Nhà hàng (Cơng ty TNHH: Tồn Châu, Đại Danh; Doanh nghiệp tư nhân Khách sạn Lê Mai...)
– Công nghiệp chế biến Thủy sản, Lương thực thực phẩm (Công ty TNHH Phú Thạnh, Thủy sản Bình An, Cổ phần CB Thủy sản Xuất Khẩu CAFATEX…) – Nuôi trồng thủy sản (Phương Trang, Ngô Quang Trường…)
– Sản xuất thức ăn gia súc (Công ty Cổ phần Tân Lộc…)
– Hoạt động cá nhân và công cộng
– Sản xuất thương mại (Công ty TNHH Việt Long...)
Một số danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp hệ thống
– Chính sách tín dụng phục vụ Đồng Bằng Sông Cửu Long