Chương 4 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
4.2.2 Doanh số thu nợ
Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi NH. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy cơng tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được NH đặt lên hàng đầu.
Không chỉ nâng cao DSCV nhiều là tốt, mà NH muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,…làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thốt và có hiệu quả cao.
Để thấy rõ cơng tác thu nợ của NH có tốt khơng, ta cùng phân tích bảng 8 Nhìn chung cơng tác thu nợ đều tăng khá tốt qua 3 năm, tăng nhanh nhất vào năm 2005 đạt 972.638 triệu đồng, tăng 808.127 triệu đồng so với năm 2004 (164.511 triệu đồng) tương đương 491,23%; năm 2006 đạt 1.472.317 triệu đồng tăng 499.679 triệu đồng tương đương 51,37%. Kết quả thu nợ cao là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án/phương án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, NH mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác.
4.2.2.1 Theo địa bàn
Doanh số thu nợ trong tỉnh chiếm tỷ trọng cao là điều hợp lý tương ứng với doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 103.625 triệu đồng (chiếm 62,99%), sang năm 2005 thu nợ tăng nhanh nhất 528.103 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 509,63%. Nguyên nhân là do ngân hàng ln chú trọng đến chất lượng món vay, bởi món vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì khả năng thu hồi nợ mới cao.
Bảng 8: BÁO CÁO DOANH SỐ THU NỢ ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 T T Phân loại Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A Theo địa bàn 164.511 100,00 972.638 100,00 1.472.317 100,00 808.127 491,23 499.679 51,37 * Trong tỉnh 103.625 62,99 631.728 64,95 677.958 46,05 528.103 509,63 46.230 7,32 * Ngoài tỉnh 60.886 37,01 340.910 35,05 794.359 53,95 280.024 459,92 453.449 133,01 B Theo thời hạn 164.511 100,00 972.638 100,00 1.472.317 100,00 808.127 491,23 499.679 51,37 Ngắn hạn 108.100 65,71 697.965 71,76 1.210.100 82,19 589.865 545,67 512.135 73,38 Trung và Dài hạn 56.411 34,29 274.673 28,24 262.217 17,81 218.262 386,91 (12.456) (4,53) C Theo lĩnh vực 164.511 100,00 972.638 100,00 1.472.317 100,00 808.127 491,23 499.679 51,37 Nuôi trồng TS 26.651 16,20 170.212 17,50 288.801 28,30 143.561 538,67 118.589 69,67 Công nghiệp 49.633 30,17 272.533 28,02 457.477 31,00 222.900 449,10 184.944 67,86 Thương mại DV 18.672 11,35 155.622 16,00 251.760 19,06 136.950 733,45 96.138 61,78 Xây lắp,KS- NH,VT 69.555 42,28 374.271 38,48 474.279 21,64 304.716 438,09 100.008 26,72
Nguồn: Phịng Tín dụng của BIDV – HG
Đến năm 2006 đạt 677.958 triệu đồng tăng 46.230 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 7,32% nhưng tỷ trọng giảm còn 46,05% so với tổng thu nợ. Đó là điều hợp lý vì doanh số cho vay năm 2006 cũng tăng ít hơn tốc độ tăng của 2005 so với 2004.
Cịn doanh số thu nợ ngồi tỉnh (Q. Cái Răng và Q. Ninh Kiều) tăng liên tục là do khả năng phục hồi, khắc phục những hậu quả do thiên tai xảy ra cao hơn điều kiện thực tế ở Hậu Giang. Nói cách khác, do thành phố Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng của mơi trường tự nhiên nên tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở có giao dịch với ngân hàng khá ổn định, góp phần tăng trưởng trong công tác thu nợ của ngân hàng; hay do tỷ trọng cho vay ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nên khả năng thu hồi cao cũng là điều có thể chấp nhận.
4.2.2.2 Theo thời hạn
a) Doanh số thu nợ ngắn hạn
Trong tổng thu nợ thì khoản thu ngắn hạn đạt kết quả đáng kể nhất. Sở dĩ, doanh số thu nợ tăng nhanh chủ yếu là do khoản thu nợ ngắn hạn tăng nhanh cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điển hình: năm 2004 đạt 108.100 triệu đồng, năm 2005 đạt 697.965 triệu đồng tăng 589.865 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 545,67% và năm 2006 tiếp tục tăng cao, đạt 1.210.100 triệu đồng (chiếm 82,19%) tăng 512.135 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Hơn thế nữa, chi nhánh ln thực hiện ngun tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
b) Về doanh số thu nợ trung và dài hạn
Năm 2004 đạt 56.411 triệu đồng, đến năm 2005 tốc độ tăng rất đáng khích lệ đạt 274.000 triệu đồng tăng 218.262 triệu đồng tương đương 386,91% so với 2004. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo ngân hàng, năng lực ngày càng cao của cán bộ tín dụng, đã khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn ngành nghề đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Song song đó là được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, kịp thời chỉ đạo đường lối, chính sách phát triển kinh tế tỉnh nhà nên hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt các chỉ tiêu đề ra, và tất cả những yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là đối với hoạt động tín dụng.
Sang 2006, doanh số thu nợ giảm xuống còn 262.217 triệu đồng tương đương 386,91% là do ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng cao tác động bất lợi đến xản xuất kinh doanh…. Thêm vào đó là các khoản đầu tư trung và dài hạn khó thu hồi vốn đã dẫn đến nhiều khó khăn trong cơng tác thu nợ. Ngồi ra trong năm 2006 ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương – chuyển sang sản xuất những mặt hàng có chu kỳ dài hơn như mặt hàng cơng nghiệp để có lợi nhuận nhiều hơn. Điều này đã kéo phần lớn khách hàng của BIDV – HG chuyển sang kinh doanh lĩnh vực này, làm giảm tốc độ thu nợ của NH.
4.2.2.3 Theo lĩnh vực
a) Nuôi trồng thủy sản
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành nơng nghiệp nói chung, NTTS nói riêng đã tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp. Đó chính là ngun nhân dẫn đến doanh số thu nợ của NH về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng đều qua 3 năm, và tăng nhanh nhất là năm 2006 đạt 288.801 triệu đồng (chiếm 28,3%) tăng 118.589 triệu đồng tương đương 69,67%
b) Cơng nghiệp
Đây là lĩnh vực có nhu cầu cầu vốn rất cao nhưng đồng thời lại tạo ra lợi nhuận rất lớn. Vì thế các khoản vay ngân hàng để đảm bảo các yếu tố đầu vào cũng rất lớn, và đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất đạt chỉ tiêu thì khả năng hồn trả các khoản nợ là khơng khó.
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ – kỹ thuật lắp ráp dây chuyền hiện đại mà ngành CNCB đã tăng doanh thu của mình cả về số lượng lẫn chất lượng; góp phần đẩy nhanh công tác thu nợ của NH trong 3 năm qua: Năm 2004 đạt 49.633 triệu đồng (chiếm 30,17%); Năm 2005 giảm nhẹ đạt 272.533 triệu đồng (chiếm 28,02%) tăng 222.900 triệu đồng tương đương 449,1% so với 2004, nguyên nhân là do 1 số nhà máy thiếu vốn phải vay ngân hàng thêm mua nguyên liệu tiếp tục quá trình sản xuất, đến hạn trả nợ nhưng chưa hết chu kỳ sản xuất, các đơn vị đó đã xin gia hạn kéo dài thời hạn trả nợ, vì thế ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Đến năm 2006 thì tỷ lệ thu nợ tăng trở lại, đạt 457.477 triệu đồng (chiếm 31%) tăng 184.944 triệu đồng tương đương 67,86% so với 2005.
c) Thương mại dịch vụ
Góp phần đáng kể trong công tác thu nợ của BIDV – HG không thể khơng nói đến vai trị quan trọng của cán bộ tín dụng như thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ – đối với những khách hàng có quan hệ nợ tốt truớc đây nhưng do khó khăn trong khoản thời gian ngắn; phát huy được uy tín của mình tạo lịng tin cho khách hàng đến vay và trả nợ vay khi đến thời hạn chấm dứt hợp đồng.
Mặt khác, TM – DV là lĩnh vực có vịng quay vốn rất ngắn, do đó có tốc độ thu hồi nợ nhanh và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2004 đạt 18.672 triệu đồng (chiếm 11,35%), năm 2005 đạt 155.622 triệu đồng (chiếm 16%) tăng 136.950 triệu đồng tương đương 733,45% so với 2004 và năm 2006 đạt 251.760 triệu đồng (chiếm 19,06%) tăng 96.138 triệu đồng tương đương 61,78% so với 2005
d) Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải
Nhìn chung cơng tác thu nợ của các lĩnh vực đều tăng, trong đó có XL, KSNH, VT. Thế nhưng tỷ trọng của lĩnh vực này lại giảm đáng kể qua từng năm. Nếu như năm 2004 đạt 69.555 triệu đồng (chiếm 42,28%) thì sang năm 2005, 2006 giảm tỷ trọng xuống còn 38,48% và 21,64% trong tổng doanh số thu nợ.
Nguyên nhân là do năm 2005, 2006, bão lụt xảy ra thường xuyên, nhiều cơng trình hư hại, gây khó khăn cho các đơn vị thi công…dẫn đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị bị hỗn lại, vì thế khơng tạo ra được doanh thu cũng như lợi nhuận, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.
Nói tóm lại,
Công tác thu hồi nợ đối với BIDV – HG là rất cao, vì Ngân hàng luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Mặt khác, do phần lớn khách hàng của chi nhánh là những công ty, doanh nghiệp có tiếng như Cơng ty Cổ phần Chế biến Thủy sản CAFATEX, Công ty Việt Long, Thanh Khôi, Doanh nghiệp Trung Nghĩa, Công ty Cổ phần Cơng trình giao thơng Hậu Giang… nên khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất cao. Riêng năm 2005, Ngân hàng đã thu nợ chỉ định được 5 tỷ vượt kế hoạch 2 tỷ nên nâng tổng doanh số thu nợ lên đáng kể.