Xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 31)

1.3. Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về xử lý trách nhiệm

1.3.2. Xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THAHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về THAHC mà theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm hành chính. Điều 27 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cố ý không

chấp hành án hoặc cản trở thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính; 2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; 3. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính được gửi cho Tịa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm”.

Xử phạt vi phạm hành chính trong THAHC được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp chủ thể này cố ý không chấp hành án hoặc cản trở THAHC nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, như đã được đề cập, biện pháp này không được áp dụng trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi cố ý không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án trong khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao về THAHC.

Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mặc dù

Luật TTHC 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để xử lý các trường hợp cố ý không chấp hành án hoặc cản trở THAHC, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan khơng có bất cứ quy định cụ thể nào trực tiếp đề cập đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực THAHC. Ví dụ như khi cần xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về THAHC, nhưng thẩm quyền xử phạt là cơ quan nào, thủ tục ra sao thì vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể15. Vì thế, hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THAHC dựa vào Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Theo đó, Điều 52 của Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự. Tác giả cho rằng khi chưa có những quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong THAHC thì việc căn cứ vào các quy định tương ứng trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hợp lý, bởi lẽ mặc dù có những nét đặc trưng riêng nhưng hoạt động THAHC và thi hành án dân sự với bản chất đều là hoạt động thực thi bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế, cũng có một số đặc điểm tương tự nhau. Hơn nữa, quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án cũng được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự16. Căn cứ Điều 52 Nghị định số 462/VBHN-BTP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Văn bản hợp nhất Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP), hành vi khơng thi hành án hoặc trì hỗn việc thi hành án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)