Xử lý trách nhiệm vật chất trong thi hành án hành chính

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 33 - 35)

1.3. Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về xử lý trách nhiệm

1.3.4. Xử lý trách nhiệm vật chất trong thi hành án hành chính

Điều 29 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm vật chất trong THAHC như sau: “Người phải thi hành án trong quá trình thi hành án mà gây ra

thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự”. Quy

định về trách nhiệm vật chất là một quy định không mới trong lĩnh vực THAHC. Khoản 2 Điều 314 Luật TTHC 2015 kế thừa quy định của Luật TTHC 2010: “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án … nếu gây thiệt

hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Trách nhiệm vật chất mà Luật

TTHC 2015 đề cập đến là trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng) và đối tượng bồi thường là những cá nhân có chức vụ, quyền hạn bị xử lý trách nhiệm về việc cố ý cản trở THAHC. Tuy nhiên, khi xét đến quy định tại Điều 29 Nghị định

71/2016/NĐ-CP, phạm vi trách nhiệm vật chất đã được mở rộng, khơng chỉ có riêng vấn đề bồi thường thiệt hại mà tùy từng trường hợp, chủ thể có trách nhiệm cịn phải tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả và hoàn trả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, có sự khác biệt tương đối lớn giữa quy định của Luật TTHC 2015 với quy định tại Nghị định 71/2016/NĐ-CP, đó là về chủ thể có trách nhiệm vật chất. Theo Nghị định 71/2016/NĐ-CP, trách nhiệm vật chất khơng cịn đặt ra đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án, mà áp dụng đối với người phải thi hành án. Người phải thi hành án có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc chỉ là cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành. Đồng thời, Nghị định 71/2016/NĐ-CP cũng cho thấy hành vi cố ý cản trở việc thi hành án không phải là một trong những dấu hiệu dẫn đến trách nhiệm vật chất cho người phải thi hành án, mà quy định này chú trọng đến dấu hiệu hậu quả của hành vi. Bất kỳ hành vi nào của người phải thi hành án trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tịa án mà gây ra thiệt hại thì đều phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả. Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng mục đích của các nhà làm luật thơng qua quy định tại Điều 29 Nghị định 71/2016/NĐ-CP là tăng cường tối đa trách nhiệm của người phải thi hành án, trên cơ sở đó, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người được thi hành. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị áp dụng, vì Luật TTHC 2015 là văn bản có giá trị cao hơn Nghị định 71/2016/NĐ-CP nên Điều 29 Nghị định 71/2016/NĐ-CP vẫn được áp dụng đồng thời và bổ sung cho khoản 2 Điều 314 Luật TTHC 2015.

Căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 314 Luật TTHC 2015 và Điều 29 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, có thể hiểu: Nếu cá nhân hoặc tổ chức đã khởi kiện vụ án hành chính gây ra thiệt hại trong quá trình thi hành án của mình thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và hoàn trả theo quy định tại chương XX – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước (gọi chung là người thi hành công vụ) gây ra thiệt hại trong quá trình THAHC thì trách nhiệm vật chất của các chủ thể này được áp dụng theo quy định của Luật TNBTCNN 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, Luật TNBTCNN 2009 mặc dù có những quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt

động thi hành án nhưng chỉ trong hoạt động thi hành án dân sự và hình sự mà khơng quy định về trách nhiệm bồi thường hoạt động THAHC. Do đó, tương tự như đã phân tích trong biện pháp xử lý vi phạm hành chính, việc xử lý trách nhiệm vật chất trong hoạt động THAHC của các chủ thể này sẽ dựa vào quy định về bồi thường, hoàn trả trong hoạt động thi hành án dân sự mà đã được quy định cụ thể trong Luật TNBTCNN 2009. Theo đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường của người thi hành công vụ trong hoạt động THAHC phải dựa trên căn cứ là có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật TNBTCNN 2009 (hành vi cố tình khơng thi hành bản án, quyết định của Tịa án); đồng thời phải có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra.

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)