1.4. Kinh nghiệm pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới về xử lý trách
1.4.4. Biện pháp xử phạt
Biện pháp xử phạt mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng đó là áp đặt một khoản phạt cưỡng chế (imposition of coercive fines). Biện pháp phạt cưỡng chế này đơi khi khó có thể phân biệt với biện pháp phạt tiền được đề cập ở trên. Sự khác biệt chính của chúng nằm ở chức năng chính là phịng ngừa, ngăn chặn việc tiếp tục không thi hành án của biện pháp phạt tiền; trong khi đó biện pháp xử phạt cưỡng chế mặc dù cũng dưới hình thức là phạt tiền nhưng được thực hiện ở giai đoạn sau của quá trình thi hành án, khi mà có căn cứ rõ ràng là chính quyền khơng có hành động nào để chấp hành, thi hành phán quyết của Tòa án và thiên về chức năng trừng trị. Việc phạt cưỡng chế có thể áp dụng đối với chính quyền hoặc công chức, đặc biệt là người phải chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp thi hành án thích hợp.
Như ở Bỉ, biện pháp phạt cưỡng chế chỉ được áp dụng khi Tòa án xác minh được việc cơ quan nhà nước đã không thi hành án. Biện pháp này bắt buộc phải được yêu cầu bởi nguyên đơn và có thể được áp dụng cùng với các biện pháp khác, chẳng hạn như lệnh cấm, hoặc áp đặt nghĩa vụ hành chính để thực hiện39
.
Ở Thụy Điển, các cơ quan hành chính (Cơ quan thi hành - Enforcement
Authorities) được thành lập để thi hành tất cả các phán quyết của Tòa án, kể cả Tịa hành chính hoặc dân sự. Theo các quy định của Bộ luật thi hành án (The Enforcement Code (1981:774)), thủ tục áp dụng để thực hiện các nghĩa vụ cụ thể bắt nguồn từ phán quyết của Tòa án hành chính. Do đó, bản án của Tịa án ở Thụy
37 VIIIth Congress of the International Association of Supreme Administrative Jurisdictions (2004), The Execution of Decisions of the Administrative Court, Madrid, tr. 37.
38
VIIIth Congress of the International Association of Supreme Administrative Jurisdictions (2004), The Execution of Decisions of the Administrative Court, Madrid, tr. 40.
39 VIIIth Congress of the International Association of Supreme Administrative Jurisdictions (2004), The Execution of Decisions of the Administrative Court, Madrid, tr. 35.
Điển phải nêu rõ nội dung của từng nghĩa vụ trong mọi trường hợp40. Tác giả Bùi Tuấn Thành cũng cho rằng, hiện nay, Luật TTHC Thụy Điển cũng đã quy định việc THAHC áp dụng tương tự như thủ tục thi hành án thông thường và mang tính bắt buộc với cả cá nhân và chủ thể quyền lực công41. Một số điều khoản cũng quy định chế tài đối với việc không tự nguyện THAHC. Chẳng hạn, Điều 15, phần Các biện pháp bắt buộc, Chương 2 – Thủ tục trong việc thi hành của Bộ luật thi hành án quy định rằng trong q trình thi hành, chấp hành viên có quyền tun phạt một khoản tiền (a default fine) với mức phạt mà họ cho là cần thiết42.
Tại Indonesia, theo quy định thì nếu sau 90 ngày làm việc mà bản án của Tịa vẫn khơng được thi hành thì ngun đơn có thể đề nghị Tịa ra lệnh buộc cơng chức thi hành bản án, nếu bản án tiếp tục khơng được thi hành thì cơng chức có thể bị xử phạt tiền và nêu tên trên phương tiện thông tin truyền thông43
.
Ở Vƣơng quốc Anh, các công cụ để thi hành các phán quyết trong lĩnh vực
luật hành chính cũng giống như các cơ chế thi hành trong luật tư nhân hoặc hình sự44. Việc thi hành phán quyết của Tịa án được bảo đảm bằng các quy định nghiêm khắc về xử lý hành vi không tôn trọng (xem thường) bản án, quyết định của Tịa án. Trong đó có luật chuyên biệt điều chỉnh việc xử lý hành vi xem thường bản án, quyết định của Tòa án là Luật về hành vi không tơn trọng Tịa án năm 1981 (Contempt of Court Act)45. Điều 14 và Điều 15 của Luật này thì trong trường hợp một người có hành vi khơng tơn trọng bản án, quyết định của Tịa án thì người đó có thể bị phạt tiền bởi Tòa án với mức phạt tối đa 500 bảng Anh46.
Tại nước Cộng hòa Liên bang Đức, theo Điều 167 Luật TTHC năm 1991
(sửa đổi, bổ sung năm 2010) thì việc thi hành án nằm trong tay Tòa án cấp sơ thẩm. Theo Điều 172 của Luật này, nếu cơ quan hành chính có thẩm quyền khơng thực
40 VIIIth Congress of the International Association of Supreme Administrative Jurisdictions (2004), The Execution of Decisions of the Administrative Court, Madrid, tr. 23.
41
Bùi Tuấn Thành (2014), Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên thế giới, Dân chủ và pháp luật, số 6 (267), tr. 53.
42 http://policehumanrightsresources.org/wp-content/uploads/2016/08/Enforcement-Code-Sweden-1981.pdf (truy cập ngày 06/06/17).
43 Bộ Tư pháp (2012), Tăng cường cải cách tư pháp và pháp luật Việt Nam, Diễn đàn đối tác pháp luật năm 2012, tr 383 -384.
44 VIIIth Congress of the International Association Supreme Administrative Jurisdictions, The Execution Decisions of the Administrative Court, 2004, tr. 21.
45
Nguyễn Văn Quang (2012), Mơ hình giải quyết khiếu kiện hành chính của vương quốc Anh, Tạp chí Luật
học, số 7, tr. 74.
46http://www.legislation.gov.uk/ukpga/1981/49/crossheading/penalties-for-contempt-and-kindred- offences/enacted (truy cập ngày 02/06/17).
hiện đúng nghĩa vụ của mình trong phán quyết thì Tịa án cấp sơ thẩm có thể ra một lệnh, bao gồm việc đặt ra một thời hạn thi hành xác định và nếu hết thời hạn này mà cơ quan có trách nhiệm thi hành vẫn khơng thực hiện thì Tịa có quyền tun một khoản phạt lên đến 10.000 Euro chống lại cơ quan vi phạm47.
Tòa án ở Phần Lan cũng có thẩm quyền xử phạt chính quyền trong trường
hợp họ không thi hành các phán quyết của Tòa. Khoản phạt này được trả bởi cơ quan nhà nước, mà khơng phải bởi chính cá nhân có trách nhiệm trong việc khơng chấp hành án48. Ngoài ra, ở Áo cũng quy định biện pháp xử phạt đối với công chức khi vi phạm bản án, quyết định của Tịa án, mặc dù chính quyền Áo chỉ thực hiện theo nguyên tắc “a posteriori”, nghĩa là chỉ xử phạt sau khi bản án đã được thi hành49.