Biện pháp cưỡng chế theo thủ tục dân sự

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 49 - 51)

1.4. Kinh nghiệm pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới về xử lý trách

1.4.8. Biện pháp cưỡng chế theo thủ tục dân sự

Ở Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định chấp hành viên có quyền yêu cầu cảnh sát áp giải đương sự đến cơ quan thi hành án theo giấy triệu tập nếu họ không

65 Khoản 4 Điều 96 Luật TTHC Trung Quốc năm 1989, sửa đổi, bổ sung năm 2014.

đến hoặc cố tình trốn tránh. Chấp hành viên cũng có quyền khám nhà ở, trụ sở và kê biên tài sản của cơ quan, người phải thi hành án67.

Thái Lan, theo quy định tại Điều 72 Luật về việc thành lập Tịa án hành

chính và tố tụng hành chính năm 1999, Tịa án hành chính có quyền ra lệnh yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc cơng chức, viên chức nhà nước phải thi hành các nghĩa vụ của mình trong thời hạn do Tòa ấn định nếu những chủ thể này cố tình khơng thi hành hoặc chậm thi hành án. Nếu nghĩa vụ liên quan đến việc thanh toán một khoản tiền hoặc giao tài sản mà người phải thi hành án không thi hành theo các u cầu của Tịa án thì Tịa án hành chính có quyền ra lệnh xử lý đối với các tài sản của người đó; việc thi hành này sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự với những sửa đổi tương ứng (mutatis mutandis)68. Chẳng hạn như lệnh kê biên tài sản; lệnh tịch thu tài sản; lệnh truy thu thu nhập của người phải thi hành án; lệnh trục xuất khỏi nhà ở, trụ sở; lệnh tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép). Tòa án gửi lệnh này trực tiếp cho chấp hành viên do Tòa án chỉ định để thi hành án và ấn định thời hiệu thi hành69.

Tại Cộng hòa Séc, luật quy định rằng nếu bản án của Tòa án về vụ án hành

chính đặt ra nghĩa vụ cho chủ thể nào (cơ quan hành chính, quan chức nhà nước hay hội đồng cơng cộng (public corporation)) thì chủ thể đó sẽ có trách nhiệm thi hành. Luật cũng quy định rằng quyết định hành chính của cơ quan nhà nước bị tuyên hủy thì cơ quan này có trách nhiệm ban hành một quyết định mới dựa trên việc tuân thủ theo ý kiến pháp lý của Tòa án. Trên thực tế, khơng có trường hợp nào được biết đến cho thấy ý kiến của toà án không được cơ quan hành chính thực hiện theo. Đồng thời, trong những trường hợp không thi hành, việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ bắt buộc (coercive execution of the imposed obligation) được giao cho Tòa án dân sự (civilian courts)70. Trong trường hợp của Ma-rốc, Toà án sử dụng các quy tắc tố tụng dân sự để phát triển cơ chế cưỡng chế đối với các cơ quan hành chính cơng71.

67 Bùi Tuấn Thành (2014), Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên thế giới, Dân chủ và pháp luật, số 6 (267), tr. 50-54.

68 http://www.thailawforum.com/database1/establishment-of-admin-courts-act-8.html (truy cập ngày 08/06/17).

69 Bùi Tuấn Thành (2014), Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên thế giới, Dân chủ và pháp luật, số 6 (267), tr. 50-54.

70 http://www.aca-europe.eu/en/eurtour/i/countries/czech/czech_en.pdf (truy cập ngày 10/06/17).

71 VIIIth Congress of the International Association of Supreme Administrative Jurisdictions (2004), The Execution of Decisions of the Administrative Court, Madrid, tr. 21.

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)