Truy cứu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 33)

1.3. Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về xử lý trách nhiệm

1.3.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự là một trong những biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất trong các biện pháp xử lý trách nhiệm trong THAHC. Điều 28 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong THAHC: “1.

15 Hồ Quân Chính (2015), Thi hành các bản án, quyết định hành chính ở TP. Hồ Chí Minh – Những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7, tr. 26-27.

Người nào có hành vi khơng thi hành án, khơng chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự; 2. Người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về THAHC tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong THAHC”. Có thể thấy Nghị định

71/2016/NĐ-CP đã tiếp tục kế thừa những quy định tại Điều 314 Luật TTHC 2015 khi quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự và bên cạnh đó đã bổ sung thêm về trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp này.

Đối chiếu với những quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sụng năm 2009), người có hành vi khơng thi hành án, khơng chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không thi hành án (Điều 305), tội không chấp hành án (Điều 304) và tội cản trở việc thi hành án (Điều 306) theo thứ tự tương ứng với hành vi. Theo đó, cá nhân phạm tội khơng chấp hành án sẽ chịu khung hình phạt là cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với người có thẩm quyền phạm tội khơng thi hành án theo Điều 305 thì sẽ chịu khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm và cao nhất là phạt tù đến 07 năm. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố ý làm cản trở việc thi hành án thì theo Điều 306 BLHS 1999, có thể sẽ chịu khung hình phạt cao nhất là phạt tù đến 05 năm, đồng thời người phạm tội sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.

Bộ luật Hình sự năm 2015 thì quy định về tội không chấp hành án tại Điều 380, theo đó, cá nhân phạm tội sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm, đồng thời người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tội không thi hành án được quy định tại Điều 379 BLHS 2015, theo đó, khi người có thẩm quyền phạm tội sẽ có thể chịu khung hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm và khung hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm; ngồi ra, họ cịn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với tội cản trở việc thi hành án, người phạm tội tùy từng trường hợp có thể bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 05 năm, đồng thời bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Nhìn chung, có thể thấy Bộ luật Hình sự năm 2015 đã tăng mức phạt, đồng nghĩa với việc

áp dụng chế tài nghiêm khắc hơn đối với các tội phạm liên quan đến THAHC nói riêng và thi hành án nói chung.

Bên cạnh đó, theo những quy định trên, có thể thấy hiện nay việc xử lý hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân có hành vi phạm tội, với hình phạt chính là cải tạo khơng giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn, mà khơng áp dụng với cơ quan, tổ chức. Lý giải cho việc cơ quan, tổ chức vi phạm quy định về THAHC khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự là vì trong điều kiện Việt Nam hiện nay, pháp luật hình sự nước ta mới chỉ thừa nhận trách nhiệm hình sự của cá nhân mà chưa coi pháp nhân (cơ quan, tổ chức) là chủ thể của tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ có các cá nhân cụ thể mà thơng qua nó pháp nhân hoạt động mới có thể có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội. Và mặc dù Bộ luật hình sự năm 2015 sắp có hiệu lực đã có bước tiến mới khi lần đầu tiên quy định trách nhiệm hình sự cho pháp nhân nhưng lại mới chỉ giới hạn đối với loại pháp nhân thương mại, trong nhóm tội phạm về kinh tế, nhóm tội phạm về mơi trường cùng hai tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. Do đó, cho đến nay, trách nhiệm hình sự của cơ quan, tổ chức trong THAHC vẫn chưa được đặt ra.

Trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong THAHC thì tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà sẽ do người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý nhà nước về THAHC thực hiện.

Một phần của tài liệu Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)