Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn phương tùng (Trang 48 - 51)

ĐVT: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 A. NỢ PHẢI TRẢ 87,99 93,22 94,05 5,24 0,82 I. Nợ ngắn hạn 76,48 86,97 94,05 10,50 7,07 II. Nợ dài hạn 11,51 6,25 - (5,27) (6,25) B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 12,01 6,78 5,95 (5,23) (0,82) I. Vốn chủ sở hữu 12,01 6,78 5,95 (5,23) (0,82)

II. Nguồn kinh phí và quĩ

khác - - - -

Tổng nguồn vốn 100 100 100

Xét nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, năm 2010 nợ phải trả là 87,99%, năm 2011 là 93,22% và năm 2012 là 94,05%. Tỷ trọng nợ phải trả tăng dần qua các năm chủ yếu do tỷ trọng khoản nợ ngắn hạn tăng; tỷ trọng khoản nợ ngắn hạn tăng với mức độ khác nhau. Cho thấy doanh nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào các chủ nợ, phần lớn tài sản cố định được tài trợ từ khoản vay trung và dài hạn. Nợ người bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn cụ thể năm 2010 phải trả người bán chiếm tỷ trọng 75,20%, năm 2011 là 86,25%, năm 2012 là 64,11% (xem phụ lục bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn) cho thấy doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với người bán nên được nợ phần lớn tiền hàng. Đây là khoản tiền tạm thời doanh nghiệp chiếm dụng của người bán để điều chuyển vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có chính sách trả tiền mua hàng hợp lý, tránh tình trạng chiếm dụng vốn quá lâu ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hay phải chịu lãi suất do vượt quá thời gian trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp.

Vốn chủ sở hữu nhìn chung có tỷ trọng giảm dần qua các năm, năm 2010 chiếm tỷ trọng 12,01%; năm 2011 giảm 5,23% so với năm 2010, năm 2012 giảm 0,82% so với năm 2011 làm cho vốn chủ sở hữu chỉ đạt 5,95% trong tổng nguồn vốn chủ yếu do tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm, năm 2010 vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuân chưa phân phối chiếm tỷ trọng lần lượt là 7,64% và 4,37%; năm 2011 là 4,31% và 2,46%, năm 2012 là 3,42% và 2,54% (xem phục lục bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn). Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp giảm qua các năm, khả năng tự chủ về tài chính vẫn là rất thấp chưa đủ khả năng để tài trợ cho

87.99% 12.01% NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU 93.22% 6.78% NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.95% 94.05% NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

các khoản đầu tư ngắn hạn nên doanh nghiệp vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn chiếm dụng và vay bên ngoài.

Hiện nay, doanh nghiệp là công ty TNHH với khả năng độc lập về tài chính chưa cao và qui mơ nhỏ nên việc huy động vốn từ các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn. Muốn huy động được vốn từ bên ngồi trước tiên doanh nghiệp phải thể hiện khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời của đơn vị và mức độ an tồn khi nhà đầu tư bỏ vốn vào cơng ty. Nếu như năm 2011 tỷ trọng lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế năm 2012 có tỷ trọng là 2,54% cũng không thay đổi nhiều với năm 2011 (xem phục lục bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn). Con số này thể hiện tình hình kinh doanh của cơng ty đang khơng mấy khả quan, mặc dù vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng ở năm 2011, 2012 vẫn không tốt hơn năm 2011. Đối với các khoản quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phịng tài chính, quỹ khen thưởng các khoản này đều khơng được doanh nghiệp trích lập. Điều này là khơng tốt do 3 quỹ này cũng góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể quỹ đầu tư được sử dụng để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, quỹ dự phịng tài chính được trích lập để đề phòng rủi ro cho doanh nghiệp và quỹ khen thưởng để chi thưởng, khích lệ cơng nhân làm việc. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm trích lập các quỹ này nhằm giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.

4.1.1.4. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mụctrên bảng cân đối kế toán trên bảng cân đối kế tốn

* Cân đối 1

Phương trình trên nói lên ý nghĩa nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ trang trải cho các loại tài sản phục vụ cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.

Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế tốn ta có: Tiền, đầu tư tài chính

ngắn hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sự nghiệp

+

Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang

=

Nguồn vốn chủ

Qua bảng phân tích trên ta thấy từ năm 2010 đến 2012 công ty luôn thiếu vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng buộc phải vay mượn từ bên ngoài. Việc sử dụng vốn vay trong kinh doanh là chuyện bình thường, số tiền doanh nghiệp vay từ bên ngồi thường lớn hơn so với vốn tự có của doanh nghiệp. Điều này cho thấy mức độ an toàn trong kinh doanh vẫn chưa được đảm bảo, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp vẫn chưa tốt và phụ thuộc vào bên ngoài. Cụ thể về các khoản vốn vay như sau:

Năm 2010:

+ Vay ngắn hạn: 0 đồng + Vay dài hạn: 0 đồng

+ Vốn đi chiếm dụng: 11.815 triệu đồng

Năm 2010 doanh nghiệp cần một lượng tiền lớn để mua hàng về nhập kho nhằm mở rộng và tăng khả năng cung ứng của cơng ty, tránh tình trạng giá cả tăng cao làm tăng giá vốn hàng bán, đồng thời công ty cũng cần một khoản vốn lớn để mở hai chi nhánh, đầu tư trang thiết bị nên cần một số vốn lớn. Tuy nhiên công ty không vay từ ngân hàng hay nhà đầu tư bên ngoài mà chủ yếu vay từ người thân, cộng với khoản vốn đi chiếm dụng từ nhà cung ứng.

Năm 2011

+ Vay ngắn hạn: 0 đồng + Vay dài hạn: 0 triệu đồng

+ Vốn đi chiếm dụng: 24,007 triệu đồng

Nhìn vào bảng phân tích chúng ta thấy năm 2011 vẫn không phát sinh khoản vay mượn từ bên ngồi, nguồn vốn chủ sở hữu khơng tăng, tài sản tăng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn phương tùng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)