TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 67)

Trình độ của nhân viên kế toán giá thành cũng ảnh hưởng đến công tác tính giá thành. Do tính chất mùa vụ của nguyên liệu thủy sản nên khối lượng sản phẩm sản xuất ra mỗi kỳ không đều nhau buộc kế toán giá thành phải tổ chức phân bổ và trích trước chi phí vào giá thành sản phẩm để giá thành không tăng đột biến. Tại Xí Nghiệp có 2 xưởng chế biến hạch toán giá thành riêng nên mỗi nhân viên kế toán lại có cách riêng trong việc chọn tiêu thức phân bổ chi phí phát sinh không thể hạch toán trực tiếp cho từng sản phẩm. Đối với phân xưởng đông lạnh thì chọn tiêu thức chi phí nguyên liệu chính phân bổ, còn phân xưởng khô thì chọn chi phí nhân công trực tiếp phân bổ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ thường căn cứ vào kinh nghiệm của nhân viên kế toán nên độ chính xác chỉ mang tính chất tương đối điều này sẽảnh hưởng đến giá thành khi Xí Nghiệp có sự thay đổi nhân sự.

3. Nhân tố kỹ thuật

Đây là tư liệu sản xuất thể hiện trình độ trang bị máy móc kỹ thuật của Xí Nghiệp, là cơ sở vật chất của Xí Nghiệp. đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm tăng cường sức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giảm giá thành. Trang thiết bị là tài sản cốđịnh của Xí Nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Xí Nghiệp. Vốn đẩu tư ban đầu lớn, do đó Xí Nghiệp phải có những biện pháp sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, Xí Nghiệp cần đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn cao để tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị.

4. Sản phẩm

Mặt hàng sản xuất của Xí Nghiệp rất đa dạng, phong phú đòi hỏi nhân viên kế toán phải theo dõi chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm. Đối với những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.

5. Trang thiết bị phục vụ công tác kế toán

Tại phòng kế toán đã được trang bị tương đối đầy đủ về các loại máy móc thiết bị cần thiết cho công tác kế toán như: máy vi tính, máy in, máy phôtôcopy phục vụ cho việc in ấn tài liệu. Tuy nhiên cho đến nay Xí Nghiệp vẫn chưa có phần mềm kế toán. Nhân viên kế toán vẫn phải vào sổ bằng tay gây lãng phí thời gian và không tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát.

VI- TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÀNH SẢN PHẨM

Xí Nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng đông lạnh và phân xưởng khô hạch toán độc lập với nhau và độc lập với Xí Nghiệp nhưng có quy trình sản xuất tương đương nhau nên em xin đưa ra cách tính giá thành của phân xưởng khô hay phân xưởng II.

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.1. Nội dung 1.1. Nội dung

1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của Xí Nghiệp

Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm của Xí Nghiệp tương đối đa dạng về chủng loại, kích cỡ. Xí Nghiệp chia nguyên vật liệu ra thành:

Giá xuất nguyên liệu = Giá nhập nguyên liệu

- Nguyên vật liệu chính: là những nguyên liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Nguyên liệu thủy sản gồm nhiều loại và được quản lý trực tiếp theo tên của sản phẩm như: cá đông, mực đông, ốc đông, mực khô, cá cơm khô, ghẹđông, cá thu fillet, cá ngừ xông khói, ruốc khô, cá dũa, cá gáy…

-Vật liệu phụ: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà chỉ kết hợp với nguyên liệu chính làm thay đổi một số tính chất của sản phẩm như: màu sắc, mùi vị, bao gói…Vật liệu phụ của Xí Nghiệp là: nước rửa chén, kim bấm thùng, mực, clorin, xà phòng, băng keo, băng cá nhân, nước tẩy nền, bông y tế, nước tẩy nền…

- Nhiên liệu: thực chất cũng là vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt cho quá trình chế tạo sản phẩm. Người ta tách nó ra để dễ quản lý bởi giá trị nhiên liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm như: xăng, dầu…Trước kia, phân xưởng khô sử dụng củi để sấy khô, hấp cá nhưng hiện nay phân xưởng sử dụng dầu để thay thế.

Nguyên liệu thủy sản có đặc điểm là tươi, mau hư hỏng nên phải sản xuất nhanh chóng đểđảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, nguyên liệu thủy sản mang tính mùa vụ nên nhiều khi công nhân phải tăng ca, cũng có khi phải chờ việc làm cho quá trình sản xuất không được thường xuyên, liên tục.

1.1.2. Nguyên tắc hạch toán và phân bổ

- Nguyên liệu của Xí Nghiệp được mua từ nhiều nguồn khác nhau và phẩn lớn không có hóa đơn GTGT nên giá mua vào bao gồm cả thuế, sau đó mới trừ thuế GTGT:

- Đối với vật liệu mượn trong nội bộ, ghi theo giá trị ghi sổ của bên kia. - Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị vật liệu mua vào là giá mua không bao gồm thuế GTGT, thuế nhập khẩu, các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, thuê kho bãi…

Nguyên liệu mua vào thì được đưa ngay vào sản xuất không qua nhập kho. Vì vậy, giá xuất nguyên liệu cũng là giá nhập:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên liệu và chi phí vật tư. Các loại vật tư của Xí Nghiệp gồm: thùng carton, dầu lửa, decal, bao, đai thùng, can nhựa, dép nhựa, mũ bảo hiểm lao động, thau, áo bảo hiểm lao động, dao…Do vật tư được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên giá nhập cũng khác nhau. Doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cốđịnh.

Giá chưa có

thuế GTGT = Giá thanh toán 1+ thuế suất

Đơn giá xuất kho bình quân =

Giá trị vật tư loại i tồn ĐK + Giá trị vật tư loại i nhập trong kỳ Khối lượng vật tư loại i tồn ĐK Kh+ ối lượng vật tư nhập trong kỳ Giá trị vật tư

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng, trường hợp không thể hạch toán riêng được thì được tập hợp chung cho cả phân xưởng rồi đến cuối kỳ phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.

Ví dụ 1: Phân bổ chi phí điện cho các loại sản phẩm ở phân xưởng khô (giả sử cho cá cơm khô, và cơm săn).

Chi phí điện sử dụng ở phân xưởng khô được chia theo tiêu thức khối lượng nguyên liệu.

Tổng khối lượng nguyên liệu sản xuất quý IV/2005 là: 876.220,9 kg. Trong đó khối lượng nguyên liệu cá cơm khô là: 446.105,6 kg. Khối lượng nguyên liệu cá cơm săn là: 88.643,5 kg.

Chi phí điện sử dụng cho cả xưởng là: 23.228.415đ. -Chi phí điện phân bổ cho sản phẩm cá cơm khô là:

- Chi phí điện phân bổ cho sản phẩm cá cơm săn là:

Ví dụ 2: Phân bổ chi phí nước đá cho từng loại sản phẩm (giả sử cho cá cơm khô và cơm săn).

Chi phí nước đá được phân bổ theo tiêu thức khối lượng nguyên liệu. Tổng chi phí nước đá là: 5.664.400 đ.

- Chi phí nước đá phân bổ cho sản phẩm cá cơm khô là:

- Chi phí nước đá phân bổ cho cá cơm săn là:

1.2. Chứng từ sử dụng

- Phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho.

- Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức. - Biên bản kiểm nghiệm vật tư. - Bảng tổng hợp nguyên liệu xuất dùng. - Bảng phân bổ vật tư. - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. 1.3. Tài khoản sử dụng TK 152- Nguyên vật liệu TK 1521- Nguyên liệu chính: cá, tôm, mực,… TK 1522- Vật liệu phụ: thùng, điện, muối, nước, đá. 446.105,6 23.228.415 876.220,9 x = 11.826.157 (đ) 88.643,5 876.220,9 x 23.228.415 = 2.349.949 (đ) 446.105,6 876.220,9 x 5.664.400 = 2.883.885 (đ) 88.643,5 876.220,9 x 5.664.400 = 573.043 (đ)

TK 1523- Nhiên liệu: dầu lửa

TK 1527- Vật liệu bao bì: PE, bao PP, dây đai. TK 133- Thuế VAT được khấu trừ

TK 331- Phải trả cho người bán TK 336- Phải trả nội bộ

TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.4. Quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách

² Đối với nguyên liệu: do đặc điểm tươi sống nên khi mua vềđược đưa vào sản xuất ngay không qua nhập kho.

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệđối chiếu : Ghi cuối quý * Giải thích:

(1): Khi nhận nguyên liệu từ nhà cung cấp, bộ phận tiếp nhận nguyên liệu (ca sản xuất và KCS) sẽ kiểm tra nguyên liệu và lập chứng từ kiểm nhận hay phiếu giao nhận.Chứng từ kiểm nhận là loại giấy tờ chứng minh nguyên liệu đã được kiểm tra và xác nhận đã nhập hàng. Phiếu giao nhận được lập làm 2 liên trong đó thống kê xưởng nhận 1 liên, còn 1 liên gửi cho phòng kinh doanh.

(2): Phòng kinh doanh căn cứ vào phiếu giao nhận lập phiếu nhập hàng gồm 2 liên và bảng kê nguyên liệu về mặt số lượng. Trên phiếu nhập hàng ghi rõ số lượng, chủng loại nguyên liệu mua vào cùng với đơn giá mua.

(2*),(2**): Cuối tháng, thống kê xưởng căn cứ vào phiếu giao nhận lập bảng kê đối chiếu và chuyển cho phòng kế toán.

Người cung cấp

Ca sản xuất- KCS

- Viết phiếu giao nhận (2 liên).

Phòng kinh doanh Lập phiếu nhập hàng (2 liên) Bảng kê nguyên liệu (số lượng)

Thống kê xưởng -Bảng kê đối chiếu

Kế toán giá thành -Bảng kê nguyên liệu (cả quý)

Bảng tổng hợp nguyên liệu xuất dùng (1) (2 *) (3) (4) (3*) (6) (1 liên) Người bán

Bảng tính giá thành Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo (2) (1 liên) (2* *) (5) (7) (8) (9) (10)

(3),(3*): Phòng kinh doanh chuyển cho người bán 1 liên của phiếu nhập hàng để người bán đến phòng kế toán thanh toán tiền hàng.

(4): Phòng kinh doanh chuyển 1 liên của phiếu nhập hàng cho phòng kế toán. (5): Cuối tháng, phòng kinh doanh lập bảng tổng hợp nguyên liệu xuất dùng và chuyển cho kế toán giá thành.

(6): Các chứng từ liên quan đến phân xưởng sau khi được gửi lên phòng kế toán sẽ được đưa qua kế toán giá thành. Kế toán giá thành thực hiện đối chiếu giữa phiếu nhập hàng và phiếu giao nhận hàng nếu khớp đúng sẽ thực hiện ghi sổ.

(7),(8),(9): Cuối quý, kế toán giá thành căn cứ vào bảng kê lập bảng kê nguyên liệu cho cả quý và ghi vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái. Sổ cái được theo dõi chi tiết cho các tài khoản 621, 336. Căn cứ vào bảng kê và số liệu chi tiết trên sổ cái lập bảng tính giá thành.

(10): Căn cứ vào số liệu trên bảng kê kế toán giá thành lập bảng tính giá thành sản phẩm cho cả quý khoản mục chi phí “nguyên liệu”.

² Đối với vật tư: do vật tư mua về có nhập kho nên khi xuất kho phải theo đúng thủ tục quy định.

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý * Giải thích:

(1): Bộ phận sản xuất nếu có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ viết phiếu yêu cầu sử dụng vật tư lên phòng kinh doanh để phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho.

(2): Phòng kinh doanh chuyển phiếu yêu cầu sử dụng vật tư xuống kho để chuẩn bị xuất kho vật tư.

(2*): Phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho (3 liên): liên 1 lưu, liên 2 giao cho phân xưởng sản xuất để làm căn cứđến kho nhận vật tư.

Bộ phận sản xuất - Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư Phòng kinh doanh - Lập phiếu xuất kho (3 liên) Thủ kho -Xuất kho -Ghi vào PXK Phân xưởng sản xuất Thống kê xưởng lập bảng kê chi tiết vật tư và bảng kê nơi sử dụng Kế toán giá thành - Lập bảng phân bổ vật tư (quý)

Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo

(1) (2) (2*) (3) (2**) (4) (5) (6) (7) Bảng tính giá thành (8)

(2**): Phòng kinh doanh chuyển liên 3 cho phòng kế toán- tài vụ trong đó có ghi rõ số lượng, đơn giá.

(3): Bộ phận sản xuất cầm phiếu xuất kho vật tư xuống kho nhận vật tư. Thủ kho sẽ tiến hành xuất kho vật tư và ghi số lượng vào phiếu xuất kho. Tại xưởng, nhân viên thống kê sẽ lập bảng kê chi tiết vật tư và bảng kê nơi sử dụng vật tư.

(4): Cuối tháng chuyển bảng kê chi tiết vật tư và bảng kê nơi sử dụng vật tư lên phòng kế toán.

(5): Sau khi nhận được bảng kê của thống kê xưởng gửi đến cùng với phiếu xuất kho của phòng kinh doanh, kế toán giá thành thực hiện đối chiếu số liệu giữa bảng kê và phiếu xuất kho. Nếu thấy khớp đúng, kế toán giá thành sẽ lập bảng phân bổ vật tư cho cả quý. Từ bảng phân bổ vật tư quý lên chứng từ ghi sổ.

(6): Số liệu trên chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ cái. (7): Căn cứ vào sổ cái lập báo cáo tài chính.

(8): Căn cứ vào bảng phân bổ vật tư quý lên bảng tính giá thành sản phẩm.

1.5. Định khoản - Căn cứ chứng từ số 191(31/10), 133(29/11), 45(31/12): Người bán giảm - Căn cứ chứng từ số 191(31/10), 133(29/11), 45(31/12): Người bán giảm tiền lẻ cho Xí Nghiệp: Nợ 331 194.110 Có 621 194.110 - Căn cứ chứng từ số 95(31/10), 80(30/11), 46(31/12): Nước máy sản xuất: Nợ 621 372.072 Có 336 372.072 - Căn cứ chứng từ số 78(31/10), 39(30/11), 56(31/12):Vật tự nhận của Xưởng Đông Lạnh: Nợ 621 6.001.978 Có 336 6.001.978 - Căn cứ chứng từ số 73(31/10), 28(30/11), 93(31/12):Đá lạnh 833cây x 6.800đ/cây: Nợ 621 5.664.400 Có 336 5.664.400 - Căn cứ chứng từ số 11.265(31/10), 11.382(30/11), 11.456(31/12): Điện năng cho sản xuất 26.454 KW: Nợ 621 23.228.415 Có 336 23.228.415 - Căn cứ chứng từ số 732(1/10) 1.000(2/11), 1(2/11) 240(26/12): Nguyên vật liệu sản xuất: Nợ 621 11.259.405.003 Có 1521 10.885.452.010 Có 1523 238.637.493 Có 1527 135.315.500 - Kết chuyển chi phí tính giá thành:

Nợ 154 11.294.477.758 Có 621 11.294.477.758

1.6. Sơđồ kế toán

SƠĐỒ 7: HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Q4/2005

SỔ CÁI: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ĐVT: Đồng Chứng từ Số tiền SH Số trang Diễn giải TK đối ứng Nợ T10 5 Giảm tiền lẻ 331 105.580 T11 4 Giảm tiền lẻ 331 60.330 T12 1 Giảm tiền lẻ 331 28.200 Q4 2 Nước máy 336 272.072 Q4 2 Vật tư nhận của xưởng I 336 6.001.978 Q4 2 Đá lạnh 833 cây x 6.800đ/cây 336 5.664.400 Q4 2 Điện năng 26.454 KW 336 23.228.415 Q4 3 Nguyên liệu chính cho sản xuất 1521 10.885.452.010 Q4 3 Nhiên liệu cho sản xuất 1523 238.637.493 Q4 3 1527 135.315.500 Q4 3 Kết chuyển chi phí tính Z 154 11.294.477.758 Q4 3 Cộng phát sinh 11.294.571.868 11.294.671.868

(Nguồn: phòng kế toán của Xí Nghiệp) * Nhận xét: Trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn . Đó là do đặc điểm của sản phẩm thủy sản.Trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng để sản xuất sản phẩm quý IV/2005 (11.294.671.868đ) thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm mực khô và cá cơm là lớn nhất.

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1. Khái quát chung. 2.1. Khái quát chung.

152 621 331 Chi phí NVL sản xuất 11.259.405.003 336 Phải trả xưởng I và XN 35.266.865 Giảm tiền lẻ 194.110 11.294.671.868 Kết chuyển CPNVL TT 154 11.294.477.758 11.294.671.868

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Tiền lương của khối sản xuất được trả trên cơ sở năng suất lao động, trình độ tay nghề, chất lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm làm ra. Tùy theo từng khu vực sản xuất sẽ có quy chế quy định cách tính riêng.

² Đối với công nhân sản xuất cá ngừ xông khói: tiền lương được tính theo giờ làm việc. Đơn giá tiền lương gồm đơn giá tiền lương làm việc trong giờ và đơn giá làm việc ngoài giờ, hoặc làm việc vào ngày nghỉ. Nếu làm việc vào ngày lễ, tết thì tính thêm 100% lương cơ bản.

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 67)