THỰC TRẠNG CÔNG TÁCH ẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 59)

III- CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP

B-THỰC TRẠNG CÔNG TÁCH ẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ

I- Tình hình tổ chức bộ máy kế toán 1. Bộ máy kế toán

Nội dung tổ chức bộ máy kế toán là xác định số lượng nhân viên kế toán, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán, mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban khác. Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảo đảm sự chỉđạo thống nhất và tập trung. - Gọn nhẹ, hợp lý theo hướng chuyên môn hóa.

- Phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý.

1.1. Sơđồ bộ máy kế toán

SƠĐỒ 5: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên

² Kế toán trưởng (Nguyễn Thị Lan):

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm kế toán KT và DV Thủ quỹ Kế toán xưởng chế biến thủy sản đông lạnh Kế toán xưởng chế biến thủy sản khô Kế toán thanh toán vật tư Thống kê vật tư và BTP phân xưởng đông lạnh Thống kê vật tư và BTP phân xưởng khô

-Chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí Nghiệp về công việc trong phạm vi quyền hạn của mình.

- Phân công, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của kế toán viên. - Yêu cầu các bộ phận có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý tài chính của Xí Nghiệp.

- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trong Xí Nghiệp một cách khoa học, hợp lý.

- Đảm nhận nhiệm vụ của kế toán công nợ của bộ phận khai thác và dịch vụ. - Giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh.

² Kế toán tổng hợp kiêm kế toán kinh tế và dịch vụ thủy sản (Nguyễn Thị Phương Thủy).

- Tổ chức việc ghi chép số liệu, phản ánh, tổng hợp số liệu về tiêu thụ thành phẩm, về vốn, các loại quỹ của doanh nghiệp.

- Xác định kết quả kinh doanh, thực hiện các khoản thanh toán với Nhà nước, với ngân hàng, khách hàng và nội bộ Xí Nghiệp.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán, ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, lập báo cáo quyết toán cho từng bộ phận, kiểm tra lại các báo cáo trước khi trình giám đốc phê duyệt.

- Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân tích hoạt động kinh tế trong Xí Nghiệp. Hướng dẫn các phòng ban trong Xí Nghiệp thực hiện việc ghi chép ban đầu.

- Kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế , tài chính trong Xí Nghiệp. Kiến nghị các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.

- Bảo quản, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, cung cấp các thông tin cho các bộ phận có liên quan.

- Theo dõi quá trình mua và sử dụng tài sản cốđịnh của Xí Nghiệp, tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các xưởng, hạch toán tăng giảm tài sản cốđịnh.

- Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn kiêm nhiệm vụ của kế toán kinh tế và dịch vụ nữa nên phải hạch toán thêm những nhiệm vụ liên quan đến những hoạt động dịch vụ từ khi phát sinh đến khi lập báo cáo.

² Kế toán xưởng chế biến thủy sản đông lạnh (Phạm Thị Thúy) và xưởng chế biến thủy sản khô (Lê Thị Mỹ Dung):

- Xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành.

- Theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu về chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng theo yếu tố chi phí, khoản mục tính giá thành.

- Xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của phân xưởng mình phụ trách, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành.

- Tham gia kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang .

- Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, cung cấp các thông tin tài liệu về phẩn việc mình phụ trách cho các bộ phận có liên quan.

- Định kỳ lập báo cáo cho quản đốc phân xưởng về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và hạch toán kinh tế nội bộ của phân xưởng.

Kế toán xưởng khô còn đảm nhận kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

² Kế toán thanh toán và vật tư (Lê Thị Kim Hoa):

Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ hóa đơn thanh toán, theo dõi các khoản phải thu, phải trả. Đồng thời theo dõi tình hình nhập , xuất vật tư trong Xí Nghiệp.

² Thủ quỹ (Phạm Thị Bích Tường):

Là người quản lý tiền mặt của XN, chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, phát lương cho cán bộ công nhân viên, lập sổ quỹ, sổ đăng ký chứng từ thu chi, định kỳ hàng ngày đối chiếu với kế toán thanh toán về thu-chi-tồn quỹ.

² Thống kê vật tư và bán thành phẩm: theo dõi và thống kê số lượng vật tư nhập vào trong kỳ và số lượng bán thành phẩm ở phân xưởng định kỳ, định kỳ lập bản kê gửi cho kế toán phân xưởng để tính giá thành.

2. Hình thức kế toán

Hiện nay, Xí Nghiệp đang áp dụng hình thức “ chứng từ ghi sổ”, kỳ hạch toán là theo quý.

2.1. Sơđồ hình thức kế toán

SƠĐỒ 6: HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Ghi chú:

Ghi hàng ngày Quan hệđối chiếu Ghi cuối quý

2.2.Trình tự ghi sổ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, nhân viên kế toán từng phần hành sẽ lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên thì chứng từ gốc sau khi được kiểm tra sẽ được ghi vào bảng kê chi tiết. Cuối quý kế toán lấy số liệu từ bảng kê để lên chứng từ ghi

Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê các tài khoản Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối SPS

sổ. Đối với những tài khoản cần chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ sẽđược ghi vào sổ chi tiết hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối quý căn cứ vào các sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh.

Đối với những tài khoản mang tính chất phân bổ thì chứng từ gốc sau khi được kiểm tra được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ. số liệu từ các bảng phân bổđược lấy để ghi vào bảng kê. Cuối quý căn cứ vào các bảng kê lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái, từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. số liệu từ các bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng để lập các báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 59)