CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨ M

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 32)

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành. Trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm nhập kho thì kỳ tính giá thành là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nhưng không phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm.

Trường hợp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hay đơn đặt hàng đó hoàn thành toàn bộ. Trong trường hợp này, các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được báo cáo của bộ phận sản xuất về việc sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành thì kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của đối tượng cần tính giá thành từ khi mới bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm hoàn thành để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng. Tức là phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm.

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được dùng để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định. Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtvà đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể ápdụng một hoặc một số phương pháp sau đây:

2.1. Phương pháp trực tiếp

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính như sau:

2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiểu bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được tính bằng cách tổng cộng

Giá thành đơn vị sản phẩm

Giá trị sản

phẩm DDĐK sinh trong kCPSX phát ỳ SPDD CK Giá trị =

Số lượng sản phẩm

chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất, hay chi tiết, bộ phận sản phẩm theo công thức:

Zsp=Z1+Z2+...+Zn

Trong đó: Z1,Z2,...Zn là chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận sản xuất hoặc của các giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất.

2.3. Phương pháp hệ số

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm như doanh nghiệp hoá dầu, giá thành các loại sản phẩm khác nhau được tính trên cơ sở hệ số quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn theo công thức:

2.4. Phương pháp tỷ lệ

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiểu loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như doanh nghiệp dệt, đóng giày... đối tượng tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại. Giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau được tính tỷ lệ với giá thành định mức hoặc kế hoạch của nó trong tổng giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm cùng loại theo công thức:

2.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ như nhà máy đường, rượu bia... đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ dây chuyền sản xuất. Giá thành sản phẩm chính được tính bằng cách loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi chi phí theo công thức:

Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá có thể tiêu thụđược hoặc tính theo giá kế hoạch (không điều chỉnh).

Giá thành đơn vị

sản phẩm cùng loại = Giá thành sản phẩm chuđơn vẩn ị x Hphệ sẩốm t quy ừng lođổi sạải n

Giá thành sản xuất thực tế từng loại sản phẩm = Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm x chi phí Tỷ lệ Tỷ lệ chi phí = Z định mức (hay kế hoạch) của từng loại sản phẩm Tổng Zsx định mức (hay kế hoạch) của các loại sản phẩm x 100% Tổng giá thành sản phẩm chính CPSX kỳ trước chuyển sang CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm phụ thu được CPSX chuyển sang kỳ sau = + - - Giá thành đơn vị

sản phẩm chuẩn = STố lổượng giá thành các long sản ại sản phẩm phẩm chuẩn

Số lượng sẩn phẩm chuẩn quy đổi từ những sản phẩm khác +

2.6. Phương pháp liên hợp

Được áp dụng trong các doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra rất phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng đồng thời nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau gọi là phương pháp liên hợp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 32)