PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 34)

DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU.

1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có nhưng không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, hải sản... Các doanh nghiệp sản xuất động lực như: điện, hơi nước, khí nén, khí đốt... do khối lượng sản phẩm ít nên đối tượng tập hợp chi phí sẩn xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất mở một sổ hoặc thẻ hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc liên hợp.

2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Được áp dụng trong các doanh nghiệp mà công việc sản xuất thường được tiến hành theo các đơn đặt hàng của khách hàng hoặc theo chỉ thị của cấp trên. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là không có kế hoạch sản xuất ổn định, có thể có nhiều mặt hàng khác nhau nhưng ít lặp đi lặp lại. Đơn đặt hàng có thể chỉ là 1 sản phẩm riêng biệt hoặc là một số sản phẩm cùng loại hay khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng chỉ là một sản phẩm duy nhất thì đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành.

Các chi phí sản phẩm phát sinh trong quá trình thực hiện các đơn đặt hàng sẽ được tập hợp như sau:

-Chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo từng phân xưởng, bộ phân sản xuất.

-Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng sẽ được phân bổ hết cho các đơn đặt hàng mà phân xưởng đó tham gia chi phí.

Kỳ tính giá thành là khi toàn bộ đơn đặt hàng hoàn thành tức là kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất nhưng thường không phù hợp với kỳ báo cáo. Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.

Đối với đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng.

3. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

Được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến một loại bán thành phẩm, bán thành phẩm bước trước là đối tượng chế biến của bước sau.

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến hay còn gọi là giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm của từng giai đoạn công nghệ trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể có ở tất cả các bước chế tạo. Công thức tính giá thành ở các bước chế tạo như sau:

Chi phí sản phẩm chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ được tập hợp như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu thực tế, chi phí nhân công trực tiếp sẽđược tập hợp trực tiếp theo từng giai đoạn chế biến của từng loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm.

-Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng sẽ được phân bổ hết cho các giai đoạn chế biến sản phẩm tại phân xưởng.

Kỳ tính giá thành là hàng tháng vào cuối thangsss. Khi tính giá thành bán thành phẩm ở bước chế biến trung gian và tính giá thành của thành phẩm thì đều phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.

* Chú ý: Bán thành phẩm bước trước chuyển sang được coi là nguyên vật liệu chính của bước sau.

Trong thực tế, nếu bán thành phẩm ở các bước chế biến được chuyển hết sang bước sau để tiếp tục chế biến mà không có tiêu thụ ra ngoài hoặc không có nhập kho để dự trữ thì kế toán có thể chỉ tính giá thành của thành phẩm mà không tính giá thành của bán thành phẩm ở các bước chế tạo.

Theo cách tính này thì công thức tính giá thành của thành phẩm như sau: Chi phí NVLC Chi phí chế biến bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Giá thành của thành phẩm Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí chế biến B1 Giá thành bán thành phẩm B1 + Chi phí nguyên vật liệu chính thành phGiá thành bán ẩm B1 Chi phí chế biến B2 Giá thành bán thành phẩm B2 Giá thành bán thành phẩm bước n-1 Chi phí chế biến bước n Giá thành bán thành phẩm bước n + +

4. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

Sản xuất kinh doanh phụ là bộ phận sản xuất được tổ chức ra nhằm 2 mục đích: phục vụ sản xuất kinh doanh chính và tận dụng các điều kiện hiện có của doanh nghiệp để tổ chức sản xuất những mặt hàng khác ngoài kế hoạch sản xuất chính của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Phẩn lớn sản phẩm hay lao vụ của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong nội bộ doanh nghiệp và một phần sẽđược tiêu thụ ra bên ngoài.

Sản xuất kinh doanh phụ trong các doanh nghiệp công nghiệp thường được tổ chức thành các phân xưởng như: phân xưởng sửa chữa cơ khí, phân xưởng khuôn mẫu, phân xưởng mộc...

4.1. Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể

Trong trường hợp này thì chi phí sản xuất sẽđược tập hợp theo từng bộ phận, từng hoạt động. Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.

Khi tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, lao vụ theo phương pháp này thì phải loại trừ sản lượng đã cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ.

Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp giữa các phân xưởng sản xuất phụ không có hoặt có rất ít mối quan hệ cung cấp sản phẩm lẫn nhau hoặc giá trị các loại sản phẩm cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng là tương đương nhau.

4.2. Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ xuất kinh doanh phụ

Với các doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau thì có thể áp dụng các cách tính giá thành sau đây tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp:

4.2.1. Phương pháp phân phối theo giá kế hoạch 1 lần

Theo phương pháp này thì kế toán phải tính mức phân bổ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ trước trên cơ sở giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ (không điều chỉnh) sau đó tính giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ làm cơ sở tính toán phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng sử dụng thuộc bộ phận sản xuất chính hoặc cung cấp cho bên ngoài theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụđã hoàn thành = Giá thành sản xuất kỳ trước chuyển sang

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau Số lượng sản phẩm, lao vụ + - Giá thành đơn vị sảnphẩm laovụđã hoàn CPSXDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị lao vụ SXP nhận từ các PXP khác Giá trị lao vụ cung cấp cho PXP khác CPSXDD cuối kỳ = + + - - Số lượng sản phẩm lao vụ

Khi tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ theo phương pháp này thì cũng cần phải loại trừ phần sản lượng đã cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ và tiêu dùng tại phân xưởng phụđó.

4.2.2. Phương pháp đại số

Theo phương pháp này thì kế toán ứng dụng toán học để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, lao vụ sản xuất ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ theo đúng tình hình, kết quả sản xuất của từng phân xưởng sản xuất phụ cũng như mối quan hệ khách quan giữa các bộ phận sản xuất phụ, làm cơ sở tính toán phân bổ lao vụ sản xuất phụ cho các đối tượng sử dụng khác nhau không phân biệt các đối tượng sử dụng đó là bên ngoài, bộ phận sản xuất chính hay bộ phận sản xuất phụ.

4.2.3. Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu

Về nguyên tắc chung cách tính giống như phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch, nhưng trước hết doanh nghiệp phải tính giá thành ban đầu tại các phân xưởng SXKD phụ.

Sau khi tính được giá thành ban đầu thì tính giá thành thực tế từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.

X- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT 1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Một phần của tài liệu một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)