Một số nét chính về thời tiết vụ đông xuân 2008 – 2009 và 200–

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 94 - 142)

2010

Thái Nguyên là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên thời tiết của vùng mang tính chất của nhiệt đới gió mùa. Mưa bão tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.250mm. Tần suất gió dao động khoảng từ 4-30m/s. Trong đó tần suất gió dưới 4m/s chiếm 70-80%, trên 10m/s chỉ chiếm 1%. Bão vào mùa hè có thể đạt 20-30m/s. Ðịa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong vành đai nhiệt đới, có sự khác biệt về hai mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh là 23,20

C, tháng lạnh nhất là tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 370C, nhiệt độ thấp nhất 70C. Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Khu vực thường hay xuất hiện thời tiết sương muối là Võ Nhai, Phú Bình.

Điều kiện khí hậu thời tiết của vùng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh trưởng phát triển của các giống hoa đồng tiền nói chung và giống hoa

được chọn làm thí nghiệm nói riêng. Theo Ths Đặng Văn Đông và PGSTS

Đinh Thế Lộc khi cây đồng tiền sống trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 250C, ẩm độ đất là 60 – 70%, kỹ thuật canh tác tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời…thì cây sẽ thể hiện rõ màu sắc đặc trưng của giống. Đặc biệt trong khoảng nhiệt độ 20

– 250C cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc hoa sẽ đẹp nhất. Do đó

bên cạnh việc nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến đề tài thì việc theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu tại vùng nghiên cứu là rất cần thiết. Từ đó chúng ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong vùng tác động như thế nào đến chất lượng của hoa làm thí nghiệm.

Diễn biến thời tiết trong vụ đông xuân năm 2008 – 2009 và 2009 – 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.1: Số liệu khí tượng tại Thái Nguyên trong vụ đông xuân 2008 – 2009 và 2009 - 2010 Tháng Nhiệt độ TB (0C) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Ẩm độ TB (%) Lƣợng mƣa (mm) Số ngày mƣa (ngày) Số giờ nắng (giờ) 2008 – 2009 VIII 28,2 31,5 25,5 85 395,7 13 142 IX 27,7 32,0 26,4 86 207,1 11 130 X 26,1 30,0 21,7 85 154,1 8 112 XI 20,5 28,5 15,8 79 200,1 7 122 XII 17,3 26,8 14,3 75 5,3 5 71 I 15,1 25,1 13,6 73 10,8 5 55 II 21,9 26,4 14,0 86 14,1 9 54 2009- 2010 XIII 29,4 30,8 25,4 81 187,8 13,7 143 IX 28,3 32,5 25,0 80 221,0 14 129 X 26,2 30,6 21,5 79 66,1 10 113 XI 21,0 28,4 15,3 71 0,5 2 80 XII 19,4 27,0 14,8 74 2,9 8 75 I 16,0 25,6 13,0 81 14,3 7 50 II 19,8 26,5 14,5 82 13,8 8 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu ở bảng 4.1cho thấy:

- Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa đồng tiền. Nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp không những tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao mà còn góp phần làm cho màu sắc hoa đẹp. Nhiệt độ thích hợp nhất nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa từ 15 – 250

C. Nhiệt độ trong vụ đông xuân 2008 – 2009 biến động theo đường cong hình 4.1, trong đó nhiệt độ tháng 12 và tháng 1 xuống thấp nhất (nhiệt độ TB là 17,30C và 15,10C ), ở điều kiện này hoa đồng tiền sinh trưởng chậm. Trong 8 và tháng 9 nhiệt độ cao hơn chúng tôi đã tiến hành che lưới đen để giảm nhiệt cũng như bổ xung lượng nước tưới thường xuyên đảm bảo cho cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất. Vụ đông xuân năm 2009 – 2010 nhiệt độ suống thấp nhất vào tháng 1 (16,00

C), và cao nhất vào tháng 9 (28,30C). Trong khoảng nhiệt độ này cây hoa đồng tiền vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhìn chung diễn biến nhiệt độ trong suốt hai vụ thí nghiệm đều tạo điều kiện tốt cho cây hoa đồng tiền thí nghiệm sinh trưởng và phát triển..

Hình 4.1: Diễn biến nhiệt độ trung bình trong vụ đông xuân 2008 – 2009 và 2009 - 2010 0 5 10 15 20 25 30 XIII IX X XI XII I II THÁNG N H IỆ T Đ ( o C) 2008-2009 2009-2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với nhiệt độ, ẩm độ là yếu tố quan trọng đố với sinh trưởng phát tiển của cây hoa đồng tiền. Ẩm độ các tháng khá phù hợp với hoa đồng tiền nhưng tháng tám và tháng chín ẩm độ không khí cao (84 – 85%) nên phát sinh bệnh nhiều, đặc biệt là bệnh thối gốc và bệnh đốm lá.

Lượng mưa giữa các tháng không đều, mưa nhiều về mùa hè ít về mùa đông, đặc biệt là tháng 12 năm 2008 lượng mưa chỉ đạt 5,3mm và tháng 11 và tháng 12 năm 2009 lượng mưa đạt rất thấp 0,5 – 2,9mm vì vậy để cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt tránh bị hạn chúng tôi đã tiến hành tưới nước đủ ẩm cho cây. Các tháng còn lại tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Ánh sáng rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây. Tuy nhiên đồng tiền không ưa ánh sáng trực xạ nên tháng 8 và tháng 9 khi cường độ ánh

sáng cao chúng tôi tiến hành che lưới đen để giảm bớt cường độ chiếu sáng

tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

4.2. ẢNH HƢỞNG CỦA MÙN GỖ KEO ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA ĐỒNG TIỀN SALAN TRỒNG TRONG CHẬU

4.2.1. Tỷ lệ sống của hoa đồng tiền SaLan thí nghiệm

Tỷ lệ sống của hoa thí nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, chất lượng cây giống…Để có tỷ lệ cây sống cao chúng ta cần tạo điều kiện tốt nhất về điều kiện nhiệt độ ẩm độ cho cây trồng. Dựa vào tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm cho phép ta đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển ban đầu của chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của mùn gỗ keo tới tỷ lệ sống của hoa đồng tiền

Salan trồng trong chậu

Công thức Tổng số chậu trồng (chậu) Tổng số chậu sống (chậu) Tỷ lệ sống (%) 1 (ĐC) 45 43 95,6 2 45 40 88,8 3 45 43 95,0 4 45 42 93,0 5 45 41 91,0 6 45 42 93,0 7 45 44 97,8

Qua số liệu trên chúng tôi thấy rằng tỷ lệ sống dao động từ 88,8 – 97,8%. Công thức có tỷ lệ sống cao nhất là công thức số 7 có tỷ lệ sống bằng 97%, trong 45 chậu thí nghiệm thì có 1 chậu bị chết, công thức số 2 có tỷ lệ sống thấp nhất (88,8%) trong đó 45 chậu thì có 5 chậu bị chết. Các công thức khác có tỷ lệ sống đạt mức khá. Ở những chậu có cây con bị chết chúng tôi đã tiến hành trồng dặm lại do vậy vật liệu nghiên cứu vẫn đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng và không làm ảnh hưởng đến thí nghiệm.

4.2.2. Ảnh hƣởng của mùn gỗ keo tới các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu

Thời gian sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền là một tổ hợp các thời kỳ sinh trưởng phát triển, các giai đoạn này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh của môi trường tác động. Để đánh giá các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hoa đồng tiền SaLan trồng trên các nền giá thể khác nhau chúng tôi đánh giá theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển như sau: hồi xanh, ra lá mới, ra nụ, đẻ nhánh, nở hoa, tỷ lệ sống. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của mùn gỗ keo tới các giai đoạn sinh trƣởng phát

triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu

Đơn vị: Ngày

Công thức

Thời gian từ sau trồng đến

Hồi xanh (100%) Ra lá mới (50%) Ra nụ (50%) Đẻ nhánh (50%) Nở hoa (50%) 1 (ĐC) 9 20,3- 48,7- 66,0- 70,0- 2 9 19,3ns 61,0* 64,7ns 79,0* 3 10 25,3* 74,0* 66,0ns 88,0* 4 9 20,7ns 51,0ns 63,0ns 72,7ns 5 8 21,7ns 72,0* 65,7ns 90,3* 6 9 21,3ns 60,0* 62,0ns 82,7* 7 9 22,3ns 52,0ns 67,0ns 73,3ns Prop 0,011 0,000 0,369 0,000 LSD0,05 2,7 8,2 5,064 4,075 CV% 7,1 7,7 4,4 13,9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Hồi xanh Ra lá mới Ra nụ Đẻ nhánh Nở hoa

N y sa u tr ồn g 1 (ĐC) 2 3 4 5 6 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 4.3 và hình 4.2 chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Hồi xanh và ra lá mới: Giai đoạn từ trồng đến hồi xanh giữa các công thức thí nghiệm không có sự khác biệt rõ rệt biến động trong khoảng 9 – 10 ngày. Nguyên nhân do đây là giai đoạn đầu tiên của cây khi mới bắt đầu bén rễ nên các công thức không có sự chênh lệch nhau nhiều về thời gian hồi xanh. Tuy nhiên thời gian từ trồng đến khi ra lá mới lại có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Vì mức xác suất chấp nhận giả thuyết đưa ra đó là các công thức khác nhau cho kết quả như nhau là rất thấp (Prop = 0,011). Tuy nhiên khi so sánh các giá thể với đối chứng ở giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0,05 = 2,7) chúng tôi thấy rằng, duy nhất giá thể số 3 có thời gian ra lá khác với đối chứng (thời gian từ trồng đến khi ra lá mới chênh lệch so với đối chứng 5 ngày) các giá thể còn lại có thời gian hồi xanh tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%.

Ra nụ, đẻ nhánh và nở hoa

Theo dõi thời gian ra nụ của các công thức thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong trồng trọt, giúp ta xác định được thời điểm cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển qua đó có các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Qua số liệu thu thập được chúng tôi thấy rằng, thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ của các các công thức thí nghiệm có sự khác nhau (Prop = 0,000). Chỉ tiêu này dao động từ 48,7 – 74,0 ngày, trong đó ra nụ sớm nhất là đối chứng (48,7 ngày), muộn nhất là công thức số 3 (74,0 ngày). Khi so sánh các công thức với đối chứng ở giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0,05 = 8,2) chúng tôi thấy công thức số 4 và 7 có thời gian ra nụ tương đương với đối chứng, các giá thể còn lại đều có sự sai khác với đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%.

Tiếp theo giai đoạn ra nụ là giai đoạn nở hoa. Thời gian từ trồng đến khi có 50% số cây nở hoa, giai đoạn này ta thấy các công thức trong thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

suất chấp nhận giả thuyết các công thức khác nhau cho kết quả như nhau là

rất nhỏ (Prop = 0,000). Chỉ tiêu này dao động từ 70,0 – 90,3 ngày, muộn nhất

là công thức 5 (90,3 ngày) và sớm nhất là công thức 1 (70 ngày). Tuy nhiên khi so sánh các công thức thí nghiệm với nhau chúng tôi thấy rằng công thức 4 và 7 không có sự chênh lệch so với đối chứng, các công thức còn lại sai khác với đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%.

Thời gian đẻ nhánh: Đây là thời điểm có ý nghĩa rất lớn đối với cây hoa đồng tiền, là giai đoạn mà cây cần nhiều dinh dưỡng, đồng thời là giai đoạn phát sinh nhiều sâu bệnh hại do bộ lá phát triển mạnh. Vào thời điểm này các nhà trồng hoa cần bổ xung dinh dưỡng kịp thời để nuôi dưỡng nhánh đồng thời có biện pháp chăm sóc thích hợp. Theo dõi giai đoạn này chúng tôi có một số nhận xét như sau: thời gian từ trồng đến đẻ nhánh của các công thức dao động từ 62 – 67 ngày, kết quả phân tích thống kê cho thấy thời gian đẻ nhánh của giống hoa đồng tiền SaLan trồng trên các nền giá thể khác nhau là

như nhau (Prop = 0,369). Như vậy các công thức phối trộn giá thể không làm

ảnh hưởng đến thời gian đẻ nhánh của hoa đồng tiền Salan.

Tóm lại, dựa vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền, qua so sánh giữa các công thức với nhau ta thấy thời gian ra nụ và nở hoa của công thức đối chứng, công thức 4 và 7 không có sự chênh lệch và sớm hơn các công thức còn lại mặc dù thời gian đẻ nhánh là như nhau. Từ việc theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển nêu trên chúng ta cũng có thể chủ động điều khiển được thời gian ra hoa vào đúng dịp lễ tết quan trọng hàng năm nâng được cao hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.

4.2.3. Ảnh hƣởng của mùn gỗ keo tới động thái ra lá của hoa đồng tiền SaLan trồng trong chậu

Bộ phận chính của cây để quang hợp là bộ lá, chúng biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành các vật chất cần thiết cung cấp dinh dưỡng cho cây, tốc độ ra lá phản ánh đặc tính di truyền của giống khả năng sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và phát triển của cây trồng. Thời gian ra lá, tốc độ ra lá quyết định đến quá trình được cung cấp dinh dưỡng của cây, nếu tốc độ ra lá nhanh bộ lá sớm ổn định nguồn dinh dưỡng được cung cấp sớm giúp cho cây đó sinh trưởng nhanh, bên cạnh đó nó cũng quyết định khối lượng dinh dưỡng mà cây được cung cấp nhiều hay ít. Kết quả theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của mùn gỗ keo đến động thái ra lá của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu

Đơn vị: Lá/cây Công thức Số ngày sau trồng 10 20 30 40 50 60 80 100 120 140 160 170 180 1 (ĐC) 3,7- 4,2 5,3 6,4 8,1 10,1 12,7 14,6 20,0- 24,2 31,0 36,3 41,0- 2 3,7ns 5,0 6,8 7,1 7,9 9,2 11,2 13,4 15,7* 20,0 26,2 31,1 33,7* 3 3,3ns 4,7 5,6 6,3 8,6 9,8 12,0 15,2 16,0* 19,9 29,1 35,2 38,3* 4 4,0ns 5,5 7,0 8,1 9,3 10,0 12,9 14,2 20,0ns 25,0 32,8 39,1 41,0ns 5 3,7ns 4,3 5,8 6,2 8,6 9,9 10,3 13,4 15,0* 18,7 27,2 33,6 36,0* 6 3,7ns 5,1 6,0 7,4 8,9 10,5 11,2 12,9 14,0* 18,0 28,1 35,2 35,0* 7 3,0ns 4,8 5,2 6,9 8,2 9,4 12,4 14,1 19,3ns 24,5 32,2 38,4 41,0ns Prop 0,95 0,000 0,000 LSD0,05 1,444 1,445 2,62 CV% 22,4 13,7 15,9

Qua bảng 4.4 ta thấy, số lá trên cây tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Trong giai đoạn đầu sau 10 ngày số lá của hoa đồng tiền Salan trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên các nền giá thể khác nhau có số lá tương đương nhau ở các công thức thí

nghiệm (prop = 0,95), vì giai đoạn này cây mới bắt đầu hồi xanh bén rễ nên

chưa có sự chênh lệch về số lá giữa các công thức sau trồng. Tuy nhiên đến giai đoạn 120 ngày sau trồng, số lá của các công thức thí nghiệm có sự khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 94 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)