Các nghiên cứu về chất diều hoà sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 50 - 142)

a. Sự cân bằng hormon trong cây: Ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả...) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hormon trong chúng. Chính vì vậy mà sự cân bằng giữa các hormon có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hormon.

Sự cân bằng chung: Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở

hai nhóm phytohoocmon có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Trong quá trình phát triển cá thể từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là ảnh hưởng các kích thích giảm dần và ảnh hưởng các ức chế tăng dần.

Sự cân bằng riêng: Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín... đều được điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hormon đặc hiệu. Tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa Auxin và Xytokinin trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn và ngược lại. Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Auxin/Xytokinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu thế ngọn ... (Hoàng Ngọc Thuận, 2003) [24].

Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các phytohoocmon đó. Con người có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh Tấn và cs, 1999) [11].

b.Vai trò sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng

Vai trò sinh lý của Auxin:Auxin là một chất kích thích sinh trưởng, kích thích sự giãn nở của tế bào theo chiều ngang, điều chỉnh tính hướng của cây: Với lá - hướng quang, với rễ - hướng địa. Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, ngoài ra còn kích thích sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định trên cành chiết, giâm và trên mô nuôi cấy, đồng thời kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả (Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993)[18].

Vai trò sinh lý của Gibberellin (GA3):Gibberellin có tác dụng phá bỏ

sự ngủ nghỉ của hạt, củ, xúc tiến nảy mầm, kích thích sự sinh trưởng kéo dài thân đối với cây thân gỗ và sự vươn dài của lóng đối với cây hòa thảo, hiệu

quả này có được là do GA3 kích thích lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc.

GA3 ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra hoa của một số thực vật, đến các quá trình trao đổi chất, các quá trình sinh lý xảy ra ở trong cây và có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của cây (Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993)[18].

c. Vai trò của Xytokinin: Xytokinin kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ, sự nảy mầm của hạt, của chồi ngủ, ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan, đặc biệt là sự phân hóa chồi. Xytokinin tương tác với Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn của cây. Nó kìm hãm sự hóa già của các cơ quan và toàn cây, ảnh hưởng trao đổi chất, đặc biệt là quá trình tổng hợp axit nucleic, protein, diệp lục do đó mà ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn d. Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa.

Chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong nghề trồng hoa nói riêng...

Với nghề trồng hoa sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có nhiều thuận lợi, đó là:

- Hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến con người và vật nuôi.

- Ở nồng độ rất thấp các chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối với cây trồng nói chung và với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong đất, nước là không đáng kể.

- Tác dụng của chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt. - Các chất điều tiết sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực vật học của cây hoa: thay đổi chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa. Những chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây gọi là chất kích thích sinh trưởng như: Auxin, Gibberellin, Xytokinin... Những chất có tác dụng kìm hãm các quá trình sinh trưởng của cây gọi là chất kìm hãm sinh trưởng như: Axit abxixic, Etylen...(Nguyễn Xuân Linh, 2002) [8]. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả cần tuân thủ những nguyên tắc.

- Việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng thực vật trong nghề trồng hoa cũng tuân theo các nguyên tắc chung như khi sử dụng chúng với các cây trồng khác trong nông nghiệp là:

+ Nồng độ của các chất điều tiết sinh trưởng: Thông thường, ở nhiệt độ thấp chúng có tác dụng kích thích như xúc tiến nảy mầm, tăng chiều cao, kích thích nảy mầm, tăng khối lượng... ở nồng độ cao (hàng ngàn ppm) chúng ức chế sinh trưởng ngọn hay toàn cây, gây rụng lá, xúc tiến ra hoa...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Chất điều tiết sinh trưởng thực vật không phải là chất dinh dưỡng nên không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng phải phối hợp chúng với phân bón, đặc biệt trong các trường hợp muốn làm tăng chiều cao và sinh khối của hoa.

+ Mặc dù việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, thực vật với nghề trồng hoa có nhiều thuận lợi nhưng ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất đai, nước và sức khoẻ con người không phải là không có, nhất là khi sử dụng nhiều và thường xuyên các chất điều tiết sinh trưởng. Do đó phải sử dụng chúng đúng nồng độ, thời điểm và phương pháp (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994) [19].

2.2. KHÁI QUÁT SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HOA CÂY CẢNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam

2.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa của một số nước trên thế giới

a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

Các sản phẩm thương mại của hoa bao gồm hoa cắt, hoa trồng chậu, các loại hoa trồng thảm, cây lá màu. Những năm gần đây nhu cầu hoa cắt trên thế giới tăng 6 – 9% năm. Năm 1995 tổng giá trị hoa cắt tiêu thụ trên thị trường thế giới là 31 tỉ USD, trong đó hoa hồng chiếm tới 25 tỷ USD. Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu tiêu thụ sẽ lên tới 35 tỷ USD, trong đó hoa hồng sẽ chiếm khoảng 30 tỷ, còn lại là hoa cúc, cẩm chướng, hoa lay ơn và các loại hoa khác. Các thị trường lớn gồm : Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản trong đó thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất, thị trường Tây Âu được coi là đã già cỗi và đã bão hoà, thị trường các nước châu Á tăng do thu nhập của người dân ngày càng tăng. Giá trị nhập khẩu hoa và cây cảnh trên thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng hàng năm, năm 1982 là 2,5 tỷ USD, năm 1996 là 7,5 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu tăng từ 1,2 tỷ lên 3,6 tỷ USD năm 1996. Trong đó Hà Lan, Kenya, Ecuador, Colombia, Isaren là những nước xuất khẩu lớn nhất. Ở châu Á nước xuất khẩu nhiều nhất là Malaysia, Thái Lan, Philippines là 3 nước sản xuất chính trong vùng, các nước Australia và Newzealand là các nước chiếm lĩnh thị trường hoa cao cấp châu Á, Thái Lan có hơn 7000 ha hoa cắt. Sản xuất hoa cũng đang tăng ở các nước đang phát triển, trong dó có Trung Quốc, Việt Nam. Hiện Trung Quốc có hơn 60000ha, trong thời gian 3 năm số lượng hoa cắt tăng từ 100 triệu cành, lên tới 400 triệu cành, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu nội địa. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là bonsai và hoa trồng chậu cũng

đang gia tăng (Đào Thanh Vân và cs, 2009) [26].

b. Thị trường xuất và nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới

Song song với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa.

Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị, sản lượng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 66 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 20%) trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 20 – 50 tỷ USD/năm.

Số liệu thống kê gần đây chỉ ra rằng Hà Lan chiếm hơn một nửa (64%) tỷ lệ phần trăm xuất khẩu hoa của các nước trên thế giới. Tiếp theo là Colombia Isarael…còn lại là các nước khác chiếm 8 % thị phần xuất khẩu hoa trên thế giới (Nguyễn Xuân Linh và cs, 2002) [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các nước khác 8% Hà Lan 64% Colombia 12% Isarael 6% Italia 5%

Tây Ban Nha 2% Kenya 1% Thái Lan 2% Hà Lan Colombia Isarael Italia Tây Ban Nha Thái Lan Kenya Các nước khác

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thị trường xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới

Giá trị nhập khẩu hoa, cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996 là 7,5 tỷ USD trong đó thị trường hoa Đức chiếm gần 50%, tiếp đó là các nước Mỹ, Pháp, Anh…Các chủng loại hoa chủ yếu mà các nước này nhập khẩu đó là cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan, đồng tiền…(Nguyễn Xuân Linh và cs, 1998) [19].

Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu hoa một số nƣớc trên thế giới

STT Nƣớc % thị trƣờng Loại hoa

1 Đức 36,0 Cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan 2 Mỹ 21,9 Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền 3 Pháp 7,4 Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền

4 Anh 7,0 Cẩm chướng, cúc, hồng

5 Thụy Điển 4,9 Cẩm chướng, layơn, lan

6 Hà Lan 4,0 Hồng, cúc, layơn

7 Italia 2,9 Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

8 Các nước khác 15,9 Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền, lan…

Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 1998

Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển và mạnh mẽ nhất ở các nước chấu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, hướng sản xuất hoa là tăng năng xuất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tương lai cần hướng tới là giống hoa đẹp, tươi lâu, chất lượng cao và giá thành thấp.

c. Sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh ở châu Á

Nghề trồng hoa Châu Á có từ lâu đời nhưng trồng hoa thương mại phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi các nước Châu Á mở cửa tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên thị trường hoa phát triển mạnh.

Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm khoảng 60% diện tích trồng hoa thế giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường hoa chiếm 20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước Châu Á có phần lớn diện tích trồng hoa trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa. Trong đó các nước có diện tích trồng hoa lớn là Trung Quốc (sản lượng đạt 2 tỷ cành/năm 2000) với các loại hoa chính như hoa hồng, cúc, phăng, layơn, đồng tiền. Ấn Độ 65000 ha (giá trị đạt 2050 triệu R.S/ năm), Thái Lan 5452 ha (sản lượng 1667 cành/năm), Malaysia 1218 ha (giá trị đạt 3370 triệu RM/năm. Tiếp theo là một số các nước khác như Srilanka, Thái

Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia…(Nguyễn Hữu Trí và cs, 2006) [22].

Bảng2.2: Tình hình sản xuất hoa ở các nƣớc châu Á

STT Tên nƣớc Diện

tích

Sản lƣợng

giá trị/năm Các loại hoa chính

1 Trung Quốc 112000 2 tỷ

cành/năm Hồng, phăng, cúc, lay ơn, đồng tiền

2 Ấn Độ 65000 2050 triệu RS/năm

Anthurium, huệ gysophila, cúc, xuxi, nhài, hồng, lan, các loại hoa ôn đới

3 Malaysia 1218 3370 triệu

RM/năm Phăng, hồng, Static, cúc huệ, gysophila

4 Srilanka 500 1667 triệu

cành/năm Phăng, hồng, Static, cúc huệ, gysophila

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các loại hoa được trồng ở Châu Á chủ yếu gồm 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới . Giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới gồm các loại hoa lan (Orchidacea), tại Singapor, một triển lãm về hoa, ông Honyee Peng giới thiệu giống lan mới màu tím lai giữa vanda Miss Joa quin và Britis pul cherrima được đặt tên là “lanmini”. Năm 1995 một chủng lan Casttlya mới ra đời có được lai giữa 2 giống C.Kittinake, Brillance AM/AOS x BLC, Međilation Qeen‟s Doury do nhà vườn Carmela ở Hawai tạo ra rất đẹp cánh hoa màu trắng, lưới hoa màu đỏ.

Các loại hoa như: cúc (Chysanthemum sp), lay ơn (Gladiolus), huệ… đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa Châu Á được thị

trường Châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng: hoa đồng tiền (Gerbera), nhóm có

nguồn gốc ôn đới như hoa hồng (Rosa sp.) căn cứ vào số liệu lưu lại cho thấy

con người biết trồng hoa hồng từ lâu. Nước Ba Tư cổ đại đã có vườn hồng nổi tiếng vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Loài Rosa Gallia là thuỷ tổ của hơn 5000 giống hồng mà ngày nay con người đang trồng trên khắp thế giới (Nguyễn Hữu Trí và cs, 2006) [22].

Theo khảo sát của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của người Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và các ngày lễ trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hóa của người Nhật Bản. Nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng ngày càng tăng cao. Nhu cầu về hoa của người dân Nhật Bản tăng nhanh vào các dịp lễ như: ngày giỗ tổ (tháng 3), ngày của mẹ (tháng 5), Noel và năm mới, ngoài ra Nhật Bản cũng có thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương văn phòng, kỷ niệm ngày thành lập công ty … nhu cầu về hoa thường giảm vào cuối tháng 1 đến hết tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7 vì không có dịp lễ nào. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước. Tuy nhiên do nhu cầu trong nước về các loại hoa khá phong phú và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giảm chi phí, nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong các năm gần đây.

Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu USD, do nhu cầu hoa trong nước ngày càng cao, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản sẽ đạt khoảng 500 triệu USD. Thị trường nhập khẩu hoa của Nhật Bản và Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (chiếm 9,7%), Đài Loan (chiếm 9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và Colombia (6.3%)…Hoa nhập khẩu chủ yếu là các loại hoa không được trồng phổ biến ở Nhật Bản. Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, hoa loa kèn và các loại hạt, củ hoa tuylip.

Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu hoa sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa Nhật Bản. Trong năm 2005, kim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 50 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)