Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Sâu xanh (Spodoptera oxigua) Sâu xám (Agrotis ipsilon) Nhện (Oligonychus Nitner) Rệp (Aphicliae) Đốm lá (Ceriospora SP) Thối gốc (Fusarium sp) 1 (ĐC) * * * - + + 2 * * * * ++ ++ 3 * * * - + ++ 4 * * * - + ++ 5 * * * * + + 6 * * * - ++ ++ 7 * * * - + +
Ghi chú: - Không gây hại
* : Mức độ sâu hại lẻ tẻ ( có từ một đến vài con/m2 ) +: Mức độ bệnh hại nhẹ (<10% cây bị bệnh)
++: Mức độ bệnh hại trung bình (11 – 25% cây bị bệnh)
Sâu hại (Sâu xanh, sâu xám, nhện, rệp): Ở tất cả các công thức đều xuất hiện sâu xanh, sâu xám, nhện. Chúng xuất hiện nhiều nhất vào giai đoạn cây bước vào thời kỳ ra nụ, nở hoa (cây 60 – 90 ngày tuổi) sâu xanh, sâu xám hút dịch ở nhị hoa, nhện chui vào nụ làm tổ trong nụ hút dịch làm cho hoa không có khả năng nở hoa hoặc nở hoa được thì bị biến dạng, tuy nhiên mức độ xuất hiện không nhiều và không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và cho năng suất hoa, sau khi sử dụng thuốc hóa học Pegasus 500EC phun thì không thấy xuất hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Rệp xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây đẻ nhánh nhưng chỉ xuất hiện ở công thức số 2 và số 5, tuy nhiên mức độ xuất hiện ít không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây.
Về bệnh hại (Đốm lá, thối gốc): Bệnh đốm lá và thối gốc là hai bệnh hại chính đối với cây hoa đồng tiền thí nghiệm. Đây là loại bệnh gây hại do nấm Ceriospora gây ra, hại chủ yếu là các lá già và lá bánh tẻ. Nguồn bệnh phát sinh qua đông trên tàn dư cây trồng trong đất ở thể bào tử phân sinh, mùa xuân năm sau nảy mầm lan truyền trong không khí hoặc nước mưa. Theo dõi chúng tôi thấy, bệnh đốm lá xuất hiện ở hầu hết các công thức khi cây được 90 – 100 ngày, lúc này điều kiện ẩm độ không khí cao cộng với số nhánh trên cây tương đối lớn kéo theo số lá trên cây nhiều đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá phát triển. Công thức số 2 và số 6 nhiễm ở mức độ trung bình các công thức còn lại đều nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ.
Ngoài bệnh đốm lá chúng tôi thấy xuất hiện bệnh thối gốc, một trong những loại bệnh do nấm hình lưỡi liềm gây nên, lan truyền đi theo nước tưới và nước mưa, chúng lây truyền rất nhanh theo cây ở rễ non hoặc vết cuống lá gẫy. Quan sát tình hình bệnh hại ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thấy hoa đồng tiền thí nghiệm bị nhiễm loại bệnh này nhiều hơn so với bệnh đốm lá. Nguyên nhân là do điều kiện ẩm độ cao dẫn đến nguồn bệnh lây lan phát triển nhanh. Mức độ phổ biến của bệnh hại ở các công thức từ hại nhẹ đến hại trung bình. Công thức 2, 3, 4, 6 mức độ bệnh hại trung bình (11 – 25% cây bị bệnh), công thức 1, 5, 6 mức độ phổ biến của bệnh hại nhẹ (<10% cây bị bệnh).
Như vậy qua theo dõi sâu bệnh hại ta thấy công thức đối chứng ít bị nhiễm sâu bệnh hại hơn các công thức còn lại, giả thiết đưa ra là do hoa đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiền Salan khi được trồng trên nền giá thể này có khả năng sinh trưởng phát triển tốt do vậy tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại cho cây.
Qua thí nghiệm 1: Nhìn chung việc bổ xung thêm mùn gỗ keo vào giá thể để trồng hoa đồng tiền Salan tại Thái Nguyên làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Một số công thức tỏ vượt trội hơn như đối chứng, công thức số 4, số 7 là những công thức có số lá trên thân và số nhánh cao, số hoa nhiều, độ bền của hoa cao hơn hẳn so với các công thức còn lại. Trong ba công thức chiếm ưu thế trên, chúng tôi chọn công thức số một làm giá thể trồng cho hoa đồng tiền Salan ở trong chậu. Từ đó tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón lá lên loại hoa này khi được trồng trong chậu.
4.3. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH SINH TRƢỞNG (KTST)
ĐẾN HOA ĐỒNG TIỀN SALAN TRỒNG TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN 4.3.1. Ảnh hƣởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây chịu tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ...Trong đó yếu tố dinh dưỡng quyết định nhiều đến các quá trình này. Đối với cây hoa nếu được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt và chất lượng hoa cao. Bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng chính như N, P, K... thì các chất kích thích thích sinh trưởng cũng ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn này. Theo dõi ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu chúng tôi thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.8:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của các chế phẩm KTST đến các giai đoạn sinh
trƣởng, phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu
Đơn vị : Ngày
Công thức
Thời gian từ sau trồng đến
Hồi xanh (100%) Ra lá mới (50%) Ra nụ (50%) Đẻ nhánh (50%) Nở hoa (50%) Phun nƣớc lã (ĐC) 9 21,7- 46,0- 64,0- 70,0- GA3 10 21,3ns 40,7* 62,0ns 67,3* Atonik 12 22,7* 44,3* 63,7ns 69,0ns Vạn niên hồng 11 24,3* 43,3* 65,0ns 67,6* Yogen N0 – 2 10 24,7* 40,3* 59,7* 67,0* Progibb 10SP 10 20,3ns 41,3* 64,3ns 66,7* Prop 0,001 0,000 0,02 0,046 LSD0,05 1,59 1,52 2,89 2,2 CV% 13,9 12,0 12,5 11,8
Qua bảng số liệu chúng tôi thấy, thời gian từ sau trồng đến khi hồi xanh 100% của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều. Nhìn chung trong khoảng thời gian từ 9 đến 12 ngày ở các công thức cây đều hồi xanh là 100%.
Quan sát các công thức thấy rằng sau giai đoạn hồi xanh các công thức bắt đầu bước sang giai đoạn có 50% số cây ra lá mới. Thời gian bắt đầu xuất hiện lá mới ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng từ 20,3 – 24,7
ngày. Trong đó công thức phun kích thích sinh trưởng Progibb 10SP có thời
gian ra lá mới sớm nhất là 20,3 ngày và muộn hơn là công thức phun kích
thích sinh trưởng Yogen N0 – 2 là 24,7 ngày. Khi so sánh thời gian có 50% số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công thức không phun thu được kết quả là các công thức phun chất KTST khác nhau có thời gian xuất hiện lá mới khác nhau (Prop = 0,001). So sánh với giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0,05 = 1,59) thì thấy rằng phun kích thích GA3 và Progibb 10SP có thời gian xuất hiện lá mới tương đương với đối chứng không phun (21,7 ngày), các công thức còn lại đều ra lá muộn hơn so với đối chứng ở mức độ tin cây là 95%.
Cây hoa đồng tiền là một trong những loại hoa sinh sản theo phương thức tách chồi, do vậy thời gian từ bắt đầu khi có 50% số cây đẻ nhánh là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng của thí nghiệm. Phân tích số liệu cho thấy sử dụng các chất KTST khác nhau làm cho số nhánh trên cây của các công
thức có sự biến động (Prop = 0,02), chỉ tiêu này dao động trong khoảng 59,7
– 65,0 ngày, so sánh các công thức phun KTST với đối chứng không phun dựa trên giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0,05 = 2,89) thì thấy rằng thời gian từ trồng đến khi có 50% số cây đẻ nhánh của các công thức sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng GA3, Atonik, Vạn niên hồng, Progibb 10SP không chênh lệch so với công thức đối chứng (phun nước lã) duy chỉ có công thức Yogen N0 – 2 là có sự chênh lệch và cũng là công thức sử dụng chất KTST có thời gian đẻ nhánh sớm nhất 59,7 ngày.
Tiếp tục theo dõi thời gian từ trồng đến khi có 50% số cây xuất hiện nụ, đây là khoảng thời gian cây hoa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng và cho thu hoạch sản phẩm. Ở giai đoạn này chúng tôi thấy số cây xuất hiện lá mới biến động trong khoảng từ 40,3 – 46,0 ngày. Các công thức phun KTST cho thời gian ra nụ khác nhau tùy thuộc vào từng loại thuốc (Prop = 0,000). So sánh các công thức này với đối chứng không phun (dựa trên giá trị sai
khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD = 1,52) thì thấy rằng các công thức phun thuốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngày. Sử dụng GA3 (40,7 ngày), Yogen N0 – 2 (40,3 ngày) và Progibb 10SP
(41,3 ngày) cho thời gian ra nụ sớm nhất, muộn nhất là đối chứng không phun (46,0 ngày). Như vậy phun thuốc KTST thời gian ra nụ ở các công thức đã được rút ngắn đi và tùy thuộc vào từng loại thuốc mà thời gian này dài hay ngắn.
Sau khi xuất hiện nụ cây bắt đầu nở hoa. Thời gian từ trồng đến khi có
50% số cây nở hoa dao động từ 66,7 – 70,0 ngày. Phun GA3, Yogen N0 – 2,
Progibb 10SP, Vạn niên hồng có thời gian nở hoa sớm hơn so với đối chứng (phun nước lã), duy chỉ có phun Atonik thì thời gian nở hoa tương đương với đối chứng (70,0 ngày). Từ kết quả thử nghiệm trên, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc KTST khác nhau để điều chỉnh thời gian nở hoa của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu sao cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Đây cũng là điều rất đáng quan tâm trong quá trình trồng và chăm sóc hoa cây cảnh.
4.3.2. Ảnh hƣởng của các chế phẩm KTST đến khả năng sinh trƣởng của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu
Đối với hoa trồng trong chậu người ta không chỉ quan tâm đến màu sắc, số lượng hoa mà còn đánh giá hình dạng tổng thể của cả chậu hoa. Trong đó số lá và số nhánh là hai yếu tố cơ bản tạo nên hình dáng tổng thể của khóm hoa đồng tiền. Số lá trên cây và màu sắc lá là yếu tố cơ bản tạo nên hình dáng đẹp của cây hoa, điều này càng có ý nghĩa hơn đối với hoa để chậu. Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ là điều kiện tốt để cây hoa có bộ lá phát triển đẹp bên cạnh đó các chất kích thích sinh trưởng có tác dụng rất lớn đối với màu sắc lá cũng như màu sắc hoa.
Theo dõi động thái ra lá của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu ta thu được bảng số liệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của
hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu
Đơn vị : Ngày
Công thức Ngày sau trồng
10 30 50 70 90 110 130 150 Phun nƣớc lã (ĐC) 4,2- 6,8 9,0 13,0- 17,3- 18,4 21,5 24,3- GA3 4,3ns 6,7 9,4 15,0ns 20,0* 21,5 23,2 26,4* Ato nik 4,1ns 6,7 8,7 15,7ns 21,0* 22,4 24,0 27,4* Vạn niên hồng 4,2ns 7,3 9,9 14,0ns 22,6* 23,6 25,1 28,0* Yogen N0 – 2 3,9ns 6,5 10,2 15,7ns 22,3* 24,0 26,8 28,5* Progibb 10SP 4,0ns 6,5 8,4 15,7ns 22,0* 23,2 25,9 28,3* Prop 0,398 0,057 0,000 0,000 LSD0,05 0,377 1,965 1,435 1,134 CV% 15,0 7,3 13,8 12,3
Qua theo dõi chúng tôi thấy, sau trồng 10 ngày số lá của các công thức
thí nghiệm là tương đương nhau không có sự khác biệt (Prop = 0,398). Trong
giai đoạn này số lá của cây dao động từ 3,9 – 4,3 lá. Đây là giai đoạn cây bắt đầu hồi xanh do vậy dễ dàng thấy sự khác biệt về số lá giữa các công thức là không có. Sau trồng 70 ngày số lá của các công thức thí nghiệm đã có sự thay đổi so với giai đoạn sau trồng 10 ngày, dao động trong khoảng 13,0 – 15,7 lá/cây, tuy nhiên số lá của các công thức thì tương đương nhau và không có
sự chênh lệch (Prop = 0,057). Sau 90 ngày số lá của các công thức đã bắt đầu
có sự khác biệt (Prop =0,000). Lúc này số lá trong khoảng 17,3 – 24,0 lá/cây. Khi cây được 150 ngày tuổi giai đoạn này bộ lá đã phát triển hoàn chỉnh. Số liệu phân tích cho thấy các công thức sử dụng KTST cho số lá khác nhau ở mỗi công thức (Prop =0,000). Yogen N0 – 2 (28,5 lá/cây) và Progibb 10SP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(28,3 lá/cây) cho số lá trên cây nhiều nhất, thấp nhất là công thức đối chứng không phun (24,3 lá/cây).
Từ kết qủa trên chúng tôi thấy rằng đối với hoa đồng tiền Salan trồng
trong chậu việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng sẽ làm cho bộ lá của cây phát triển tốt hơn so với việc không sử dụng. Như vậy bổ sung thêm các loại chất KTST cho hoa sẽ làm cho bộ lá của cây phát triển mạnh sinh trưởng tốt nâng cao được năng suất và chất lượng của cả chậu hoa.
Đánh giá khả năng phát triển của cây hoa đồng tiền ngoài việc dựa trên động thái ra lá của cây người ta còn dựa trên số nhánh đẻ của cây để đánh giá. Từ việc dựa vào số nhánh mà dự đoán được năng suất hoa trên đơn vị diện tích cho một năm/giống. Mỗi giống hoa có khả năng phân nhánh khác nhau tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật cũng tác động đến chỉ tiêu này. Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 4.8
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của các chế phẩm KTST đến động thái đẻ nhánh của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu
Đơn vị: Nhánh/cây
Công thức Ngày sau trồng
10 30 50 70 90 110 130 150 Phun nƣớc lã (ĐC) 1,0 1,0 1,1 1,7- 1,4 1,7 2,5 3,2- GA3 1,0 1,0 1,4 2,6* 2,9 3,1 3,9 4,2* Atonik 1,0 1,0 1,7 2,7* 3,0 3,4 3,8 4,6* Vạn niên hồng 1,0 1,0 1,6 2,8* 3,2 3.6 4,0 4,5* Yogen N0 – 2 1,0 1,0 1,8 2,3* 2,8 3,5 3,8 4,3* Progibb 10SP 1,0 1,0 1,7 2,5* 3,1 3,8 4,1 4,1* Prop 0,000 0,000 LSD0,05 0,33 0,122 CV% 17,3 16,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua theo dõi động thái đẻ nhánh chúng ta thấy rằng sau trồng 50 ngày các công thức phun thử nghiệm chất KTST bắt đầu mọc nhánh mới, số nhánh trên cây trong giai đoạn này dao động trong khoảng 1,1 – 1,8 nhánh/ cây và không có sự chênh lệch nhau ở các công thức. Sau trồng 70 ngày số nhánh tiếp tục biến đổi dao động trong khoảng 1,7 – 2,8 nhánh/cây. Lúc này số
nhánh trên cây đã có sự khác biệt rõ rệt ở mỗi công thức (Prop =0,000). Sau
trồng 150 ngày, khóm hoa đồng tiền đã phát triển hoàn thiện và cho số nhánh/ cây đạt mức tối đa. Quan sát thí nghiệm chúng tôi thấy rằng phun Atonik và Vạn niên hồng có số nhánh đạt cao nhất (4,5 – 4,6 nhánh/cây), tiếp theo là phun Yogen, GA3, Grogibb 10SP, thấp nhất là đối chứng (3,2 nhánh/cây).
Từ những phân tích trên chúng tôi thấy rằng các chất KTST làm cho bộ lá của cây phát triển mạnh, nhánh mọc ra nhiều. Riêng Atonik và Vạn niên hồng làm cho số lá và số nhánh sinh ra nhiều hơn so với phun các chất KTST khác.
4.3.3. Ảnh hƣởng của các chế phẩm KTST đến năng suất chất lƣợng của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu
Để hoa đồng tiền trồng trong chậu đạt năng suất cao và chất lượng hoa tốt cây sinh trưởng phát triển khỏe, ngoài việc chọn giống tốt, điều kiện ngoại cảnh phù hợp thì các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh sự phát triển của cây