- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đối với chất lượng của giống hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh – RCBD (Randomized Complete Block Design). Mỗi công thức được
nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 15 chậu, mỗi công thức tương ứng 45 chậu.
a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mùn gỗ keo đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu tại Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm 7 công thức, bố trí thí nghiệm như sơ đồ hình 3.2. 1. Nền + 0% mùn gỗ keo (đối chứng) 2. Nền + 10% mùn gỗ keo 3. Nền + 15% mùn gỗ keo 4. Nền + 20% mùn gỗ keo 5. Nền + 25% mùn gỗ keo 6. Nền + 30% mùn gỗ keo 7. Nền + 35% mùn gỗ keo
Trong đó : Chất nền được phối trộn theo tỷ lệ như sau 3 đất mùn : 2 đất thịt : 1 cát thô thêm vào 1/2 phân chuồng hoai tơi mục (Theo Ths. Đặng Văn
Đông, PGS.TS. Đinh Thế Lộc, „„Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao‟‟,
NXB Lao động – Xã hội 2008). Mùn gỗ keo đã qua xử lý bằng dung dịch trừ nấm Carbazine, phun vào rồi dùng nilon ủ trong khoảng 10 – 15 ngày.
Hình 3.1:Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Dải bảo vệ Dải bảo vệ Lần 2 Lần 1 Lần 3 0.4cm 0.5cm 1 6 4 3 5 5 4 1 6 7 3 1 5 7 4 0.5cm 0.4cm 2 3 2 7 2 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền Salan trồng trong chậu tại Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm 6 công thức, bố trí thí nghiệm như sơ đồ hình 3.3 1. Phun nước lã (Đối chứng)
2. GA3 3. Atonik
4. Vạn niên hồng 5. Yogen N0 – 2
6. Thuốc kích thích sinh trưởng Progibb 10SP
Hình 3.2:Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
c. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền Salan nhập nội trồng trong chậu tại Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm 6 công thức, bố trí thí nghiệm như sơ đồ hình 3.4 1. Phun nước lã (Đối chứng)
2. Phân bón lá Trung Quốc 3. Phân bón qua lá K-Humat 4. Phân bón qua lá Đầu Trâu 5. Phân bón qua lá Grow-more 6. Phân bón lá Thiên Nông
Dải bảo vệ Dải bảo vệ Lần 2 Lần 1 Lần 3 0.4cm 0.5cm 1 6 4 3 5 2 4 1 6 3 3 1 5 6 4 0.5cm 0.4cm 2 5 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình 3.3:Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
3.3.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
3.3.2.1. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 10 ngày theo dõi một lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây.
Tổng số cây sống
- Tỉ lệ sống (%) = x 100 Tổng số cây trồng
- Động thái ra lá (lá/cây): Đếm những lá có cuống và phiến lá hoàn chỉnh (2cm) trong thời gian theo dõi (lá/cây) 10 ngày/lần. Dùng thước đo để xác định chiều dài lá đạt tiêu chuẩn là một lá hoàn chỉnh (mỗi công thức theo dõi 5 cây, 3 lần nhắc lại).
- Khả năng đẻ nhánh của cây (nhánh /cây): Đếm trực tiếp số nhánh được sinh ra từ cây mẹ 10 ngày/ lần (mỗi công thức theo dõi 5 cây, 3 lần nhắc lại).
Số nhánh đẻ
Tỷ lệ đẻ nhánh (%) = x 100 Số cây theo dõi
Dải bảo vệ Dải bảo vệ Lần 2 Lần 1 Lần 3 0.4cm 0.5cm 2 5 3 6 4 6 2 3 1 4 5 3 2 4 1 0.5cm 0.4cm 1 5 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.2.2. Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển
- Hồi xanh: Tính từ khi có 50% tổng số cây trồng bắt đầu ra một lá mới - Thời gian bắt đầu đẻ nhánh: Tính từ khi có 50% số cây bắt đầu đẻ nhánh - Thời gian bắt đầu trồng đến lúc ra nụ: Khi có 50% số cây bắt đầu ra nụ - Thời gian từ lúc cây ra nụ đến lúc nở hoa hoàn toàn: Tính từ khi có 50% số nụ nở hoa hoàn toàn
3.3.2.3. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất chất lượng hoa
- Số hoa/khóm (bông/khóm): Đếm số bông trên khóm, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây
- Chiều dài cuống hoa (cm): Đo từ gốc cuống hoa đến cổ bông. Mỗi công thức 5 bông, 3 lần nhắc lại.
- Đường kính hoa (cm): Đo bằng thước khi hoa đã mở hoàn chỉnh, đo theo hình chữ thập rồi lấy trung bình. Mỗi công thức 5 bông, 3 lần nhắc lại.
- Theo dõi độ bền hoa tự nhiên (ngoài vườn): Tính thời gian từ khi hoa nở đến khi hoa tàn (ngày), mỗi công thức 5 bông, 3 lần nhắc lại.
3.3.2.4. Phân cấp hoa
- Theo dõi số lượng hoa loại I, loại II, loại III qua các đợt thu hoa. - Tính tỷ lệ hoa I, II, III
Số hoa loại (I, II, III)
Tỷ lệ hoa loại (I, II, III)% = x 100 Tổng số hoa thu hoạch
3.3.2.5. Theo dõi thành phần sâu bệnh hại, tỷ lệ bệnh hại
Theo dõi khi bắt đầu xuất hiện sâu bệnh hại ( 10 ngày/lần).
Áp dụng bằng phương pháp chuẩn đoán bệnh bằng mắt thường, theo đường chéo ô, theo dõi một lần không nhắc lại, đánh giá mức độ phổ biến của sâu bệnh.
a. Bệnh hại: Điều tra cố định trên 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra có diện tích 1 m2. Đếm tổng số cây, lá trong điểm điều tra và số cây, lá bị bệnh để tính tỷ lệ bệnh. Mức độ gây hại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(-) Không gây hại
(+) Rải rác > 0 – 5% Cây bị bệnh (++) Ít > 5 – 25% Cây bị bệnh (+++)Trung bình > 25 – 50% Cây bị bệnh (++++) Nhiều > 50 – 75% Cây bị bệnh (+++++) Rất nhiều > 75% Cây bị bệnh Số lá bị bệnh TLB% = x 100 Tổng số lá điều tra b. Sâu hại:
Sâu xanh, sâu xám, nhện…điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu không lặp lại. Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên từ 3 – 5 cây.
Tổng số cây bị hại
Tỷ lệ nhện hại (%) = x 100 Tổng số cây điều tra
Tỷ lệ sâu hại:
Tổng số cây bị sâu hại
Tỷ lệ sâu hại (%) = x 100 Tổng số cây điều tra
Mức độ gây hại:
(-) Không gây hại
(+) Rải rác > 0 – 5% Cây bị hại
(++) Ít > 5 – 25% Cây bị hại
(+++)Trung bình > 25 – 50% Cây bị hại
(++++) Nhiều > 50 – 75% Cây bị hại
(+++++) Rất nhiều > 75% Cây bị hại
3.3.3. Đặc điểm của vật liệu vật liệu nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giống hoa đồng tiền Salan thí nghiệm là giống hoa đồng tiền lai F1 được tách ra từ giống hoa đồng tiền Hà Lan nuôi cấy mô nhập nội từ Trung Quốc. Đặc điểm hình thái của giống này là lá có màu xanh thẫm, phiến lá dày và nhỏ, phân thùy sâu, là loại hoa kép có màu phớt hồng, nhị hoa có màu đen, hình dạng cánh xếp dày và mỏng. Qua trồng thử nghiệm một số vụ tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thì thấy rằng đây là một trong những giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có tiềm năng phát triển nhân rộng trên địa bàn.
3.3.3.2. Đặc điểm các chế phẩm kích thích sinh trưởng
a. Kích phát tố Thiên Nông - GA3
Thành phần: 2% Alpha-Naphthalene acetic acid 0,5% Beta-Naphtoxy acetic acid
1% Gibberellic Acid - GA3
Tác dụng: Trổ sớm và trổ rất nhiều hoa, hoa kết được nhiều trái, hạt to đẹp, chất lượng cao.
Cách dùng : Trong canh tác nhỏ, mỗi gói 100g pha 200lít nước. Pha 5g
cho bình mười lít nước. Trong một vụ thì có thể phun vừa phải nhưng nhiều lần, cách khoảng 7 ngày phun một lần.
b. Chế phẩm điều hòa sinh trưởng ATONIK
Đặc điểm: Thành phần hợp chất nitơ thơm
Sử dụng: Được hòa vào nước với tỷ lệ 1: 4000, lượng nước thuốc trên ha: 600 – 800l/ha, áp dụng cho các giai đoạn sinh trưởng.
Tác dụng: Antonik là chất kích thích sinh trưởng cây trồng sử dụng trên lúa, cây ăn quả, rau màu và hoa kiểng. Tăng khả năng sinh trưởng, bảo vệ cây trồng khỏi những ảnh hưởng xấu do điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra. Tăng khả năng ra rễ, nảy mầm, tăng khả năng sinh trưởng đậu hoa, quả tăng năng suất chất lượng nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thành phần 12N +P2O5 + K2O + MgO +S +B + Zn +Fe +Mn + Cu +
MO 60%.
Đặc điểm: Độ thuần khiết cao, dễ loãng và nhớt, có hiệu lực tốt để tăng sản lượng cho thực vật, có hiệu lực tăng sản lượng lương thực 10% trở lên và các loại cây kinh tế 25% trở lên, thuộc về kiểu dinh dưỡng hoàn toàn, không gồm thành phần kích tố gì cả, phạm vi sử dụng rộng rãi. Tỷ lệ dinh dưỡng cao (đạt 60%), có hiệu lực tốt và an toàn trong quá trình sử dụng, không làm hại lá cây, không có chất độc. Có thể sử dụng cho tất cả các loại thực vật. Tỷ lệ pha loãng: 500 - 1000 lần (tức là 1 bao 50g pha với 25 - 50kg nước).
Cách sử dụng: Có thể sử dụng trong thời kỳ sinh trưởng của lá cây và hoa quả cho các loại thực vật lá cây và hoa quả. Phun 3 - 5 lần trên một mùa vụ, cách 15 ngày phun một lần, trước thu hái 15 ngày dừng phun. Thời gian phun tốt nhất là 9 - 10 giờ sáng, hoặc sau 4 rưỡi chiều, phun cả mặt trái và phải của lá cây. Trong 6 giờ sau phun nếu gặp mưa to thì nên phun lại lần nữa. d. Yogen N0 – 2 (30 - 10 - 10) Thành phần: Nitrogen: 30% S: 1000 ppm Phosphorus: 10% Fe:100 ppm Potassium: 10% Cu: 100 ppm Manganese: 0,1% Zn: 50 ppm MaGNesium: 0,1% Mo: 10 ppm BoRon: 0,05%
Cách dùng: 10g pha 8 lít nước. 60 - 80g/1000m2 (480 - 640 lít dung dịch/1 ha).
Tác dụng: Loại phân này có tác dụng giúp cây trồng phát triển nhanh, mạnh, tăng sức đề kháng, ngừa sâu bệnh, giúp tăng hoa, đậu trái, chắc hạt, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn e. Chế phẩm điều hòa sinh trưởng Progibb 10SP
Đặc điểm: Thành phần Axit Gibberellic
Sử dụng: Dùng gói 1gr (1gr/gói) pha 20 - 40 lít nước (phun thật đều và ước đều 2 mặt lá), đem phun cho hoa đồng tiền.
Tác dụng: ProGibb chứa các Hormone cao cấp nhất giúp kích thích tăng trưởng, cải thiện phẩm chất nông sản, màu sắc hoa. ProGibb là chất kích thích tăng trưởng sinh học nên hiệu quả cao, không độc cho ong, cá, gia súc, gia cầm, con người và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
3.3.3.3. Đặc điểm của các loại phân bón qua lá
a. Phân bón qua lá K-Humat
Phân bón qua lá K-Humat Tiến Nông. Với nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ Nga, sản xuất ra loại phân bón qua lá K-Humat. K-Humat có vai trò như một chất hoạt tính sinh học, có chức năng vận chuyển phân phối điều hòa. Tham gia quá trình tổng hợp Protein, thúc đẩy quá trình phân bào. Đồng thời hoạt hóa các quá trình quang hợp, thúc đẩy hình thành các enzyme. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp cây tăng trưởng rất nhanh, giúp chuyển hóa triệt để các chất khoáng dinh dưỡng. Mặt khác các nguyên tố vi lượng có
trong phân bón lá hữu K-Humat giúp tăng chức năng của nguyên tố vi lượng
tăng lên hàng trăm, ngàn, triệu lần: phát huy tối đa tác dụng của nguyên tố vi lượng.
b. Phân bón qua lá Đầu Trâu
Đặc điểm: Hàm lượng đa lượng N: 10%, P2O5: 10%, hàm lượng vi lượng: Zn, Cu, Bo, Mn...Chất điều hòa sinh trưởng: Gibbereline, α NAA, β NOA
Công dụng: Tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, tăng hiệu lực phân bón. Tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng sức chống chịu phèn mặn, hạn hán, sương giá. Kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, tiết kiệm phân bón hiệu quả kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn c. Phân bón qua lá Grow-more
Sử dụng: Pha từ 5gr đến 10gr cho 1 bình 8 lít, phun đều trên lá, thân cây và xung quanh gốc. Theo định kỳ từ 7-10 ngày 1 lần. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trời mưa.
Tác dụng: Sử dụng cho thời kỳ sinh trưởng, và tăng trưởng trên các loại
cây trồng, làm cho cây khỏe mạnh. Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch. Giúp huy động các mầm hoa ở giai đoạn chuẩn bị kích thích cho ra hoa, giúp hoa trổ nhiều và trổ đồng loạt, làm dai cuống, chống rụng hoa và trái non, thân đứng không bị ngã rạp, tăng năng suất. Giảm lượng sử dụng phân bón qua đất.
d. Phân bón lá Thiên Nông
Thành phần: 20% đạm nitơ (N), 10% lân (P2O5), 10% kali (K2O) và các nguyên tố vi lượng khác.
Sử dụng: Trong canh tác nhỏ, dùng 100g pha với 20 lít nước sạch phun lên cành lá hoa, 10 ngày phun nhắc lại 1 lần. Bón phân qua lá bằng cách hòa tan phân này với nước để phun xịt lên lá cây, chất phân tinh khiết hấp thụ nhanh hiệu quả cao. Sử dụng phân bón Thiên Nông không gây ô nhiễm môi trường đất.
Tác dụng: Giúp cho cây vươn cao nhanh, lá xanh mướt rễ cây phát triển dài giúp cây hút chất dinh dưỡng màu mỡ trong đất tốt hơn.
Chú ý khi sử dụng: Khi cây 4 – 5 lá mới sử dụng phân bón lá, tránh phun xịt trực tiếp lên hoa, trái non. Chỉ phun vào chiều mát khi ánh nắng đã dịu.
e. Phân bón lá Trung Quốc
Thành phần: N (20%); NO3 – N (5,97%); NH4 - N (3,92%); Ure – N
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sử dụng: Pha 1 gr thuốc với 1 lít nước, liều lượng dùng 20 – 30 lít cho 1 sào Bắc Bộ. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun ướt đều mặt lá, cứ 10 ngày phun nhắc lại 1 lần.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Cập nhập số liệu trên các bảng thống kê của Excel.
Các số liệu của đề tài nghiên cứu được xử lý qua phần mềm ứng dụng cho xử lý thống kê sinh học trên máy tính là IRRISTART4.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm
9,27%, nằm ở giới hạn từ 20020' đến 22003' vĩ tuyến Bắc và từ 105028' đến
106014' kinh tuyến Ðông, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Tốc độ tăng trưởng GDP là 8,3%. GDP bình quân đầu người là 2,9 triệu đồng/người/năm. Năm 2002, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Thái Nguyên còn 12,83 % (theo chuẩn mới), trong đó tỷ lệ đói nghèo là 29,42.