Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 47 - 48)

Việc sử dụng phân bón thông thường cây hấp thụ nhờ lông hút của bộ rễ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, côn trùng, vi sinh vật… Mặt khác chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30 - 50%.

Trongkhi đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đạt năng suất tối

đa mà còn tìm lợi nhuận cao nhất. Cho nên con người phải tìm đến những biện pháp bón phân đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất, hiệu suất cao nhất. Phân bón qua lá là biện pháp rất quan trọng trong những biện pháp đó.;

Theo đề tài nghiên cứu khoa học về Nghiên cứu sản xuất phân bón của

nhóm nghiên cứu Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh, Lương Quỳnh Chúc, Phạm Đỗ Thanh Thuỳ, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị Phiến, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Đình Dinh, Nguyễn Văn Bộ tại Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng thì cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.

Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:

- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc - Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn

- Chi phí thấp hơn

- Không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và đất trồng

Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95 % . Ở Philippines dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa tăng 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân. (Horst Jane, 1992) [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón phân hoá học vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng kể, làm cho gạo của Philippines phù hợp với thị trường quốc tế. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón ure qua lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở hạt và các bộ phận khác của cây. Một vấn đề cấp bách phải khắc phục là sự mất đạm do hiện tượng rửa trôi xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm cho nguyên tố đạm luôn luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây đang là một vấn đề được các nhà khoa học về nông nghiệp hiện đại đang tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm trong nông sản từ đó thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu ngày càng cao của con người (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994) [19].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)