a. Vài nét về lịch sử phát triển nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam
Ở Việt Nam lịch sử phát triển nghề trồng hoa cây cảnh chậm hơn so với các nước khác trên thế giới. Các nhà vườn Cố đô Huế là hình ảnh các vườn cổ mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phong cách các vườn Trung Hoa. Năm 1908 – 1911 thời kỳ nhập nội các giống hoa châu Âu trong phạm vi trồng rất giới hạn. Đến 1980 có sự điều tra khai thác các loài lan rừng của Việt Nam do các tác giả khoa học người Pháp tiến hành. Năm 1987 bắt đầu sản xuất và xuất khẩu hoa cắt, cây bonsai ra thị trường các nước Đông Âu. Năm 1987 – 1990 nhập nội hơn 500 loài Lan lai từ Thái Lan và một số nước khác. Đến năm 1997 đến nay một số các liên doanh với nước ngoài cùng với các tiến bộ quan trọng về chọn giống và nhân giống cũng như kỹ thuật canh tác không đất, kỹ nghệ sản xuất hoa phong lan đã được chú ý nghiên cứu nhiều ở nước ta. Sau những năm 1990 cho đến nay, diện tích, sản lượng, chủng loại, chất lượng các loại hoa không ngừng tăng. Trong những năm gần đây tổng giá trị sản lượng hoa cắt trên toàn quốc khoảng 700 – 1000 tỷ VNĐ, tăng theo từng năm cụ thể như sau :
Bảng 2.4 :Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994 – 2006
Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 1997 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006
Tổng diện tích 3500 4800 7600 10300 13400 Giá trị sản lượng (Tr.Đ) 175000 268800 463600 964800 1045200 Giá trị thu nhập TB (Tr. đ/ha/năm) 51 56 61 72 78 Mức tăng diện tích so với 1994 (lần) 1,0 1,38 2,17 2,94 3,83
Nguồn :Số liệu điều tra tổng hợp của Viện nghiên cứu Rau quả, 2006
Theo Viện nghiên cứu Rau quả thì hiện nay lợi nhuận thụ được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 – 15 lần so với trồng lúa và cao hơn 7 – 8 lần so với
trồng rau. (Đặng Văn Đông, Nguyễn Xuân Linh, 2003)[2].
Về cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam : trước năm 1995, Việt Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống, thông dụng như quất, đào, mai, hồng, cúc, thược dược, layơn, huệ...Những năm gần đây một số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.5 :Cơ cấu số lƣợng, chủng loại hoa ở Việt Nam
qua các năm
Chủng loại Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005
I. Cây cảnh 100 24 100
Đào 25 32 22
Quất 32 32 30
Mai 24 23 22
Cây cảnh khác 19 21 26
II. Cây hoa 100 100 100
Hồng 25 24 22 Cúc 24 23 21 Layơn 15 14 14 Thược dược 6 4 2 Huệ 11 11 10 Đồng Tiền 5 7 9 Lily 2 3 5 Cẩm chướng 3 3 3 Lan 2 3 4 Hoa khác 7 8 10
Nguồn :Viện nghiên cứu Rau quả năm 2006
Như vậy các loại hoa, cây cảnh truyền thống có xu hướng ổn định về diện tích (tức là giảm dần về cơ cấu) để thay vào đó là chủng loại hoa, cây cảnh mới có giá trị cao (trà, hải đường, đỗ quyên, salem, đồng tiền...).
Sở dĩ có sự thay đổi trên là do nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn hướng đến những chủng loại hoa, cây cảnh mới lạ có chất lượng cao (mầu sắc đẹp, độ bền hoa lâu, hương thơm), do sự hội nhập với bên ngoài càng sâu rộng nên đã có nhiều con đường khác nhau, cùng với sự đóng góp của các cơ quan khoa học trong việc lai tạo, thu thập, tuyển chọn các giống hoa mới lạ góp phần làm cho các giống hoa nước ta ngày càng phong phú, đa dạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất hoa
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây hoa có thể gieo trồng quanh năm, chủng loại hoa phong phú, đa dạng có nhiều giống hoa quý như hoa lan, hoa trà... Do nhu cầu dùng hoa và thưởng thức hoa của người dân ngày càng được nâng cao nên trong thực tế sản xuất ta cũng đã có giống hoa nhập nội như violet, layơn, phăng, lily, thược dược, đồng tiền... đều sinh trưởng phát triển tốt. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất hoa ở Việt Nam phát triển để không những cung cấp đủ hoa cho nhu cầu nội địa mà còn có hoa xuất khẩu hoa cũng như góp phần vào việc thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển. Để thực hiện được điều này thì việc điều tra quy hoạch mở rộng diện tích trồng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa là những vấn đề rất cần thiết.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích trồng hoa còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 0,02% diện tích trồng trọt. Diện tích hoa tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, Thị Xã Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hoóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Lạt (Lâm Đồng)... với tổng diện tích trồng hoa khoảng 3500 ha.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2008 cả nước có 9430 ha hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng. Trong đó diện tích trồng hoa của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc... chiếm một tỷ lệ lớn diện tích trồng hoa của cả nước..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
,Lâm Đồng 1467
TP. Hồ Chí
Minh, 572 Lao Cai, 52 Nam Định, 546
Hưng yên, 658 ,Vĩnh Phúc 1029 Hả Phòng , 814 Hà Nội, 1642 ,Các tỉnh khác 2325 ,Bình Thuận 325
Hình 2.2: Biểu đồ diện tích trồng hoa (ha) của các tỉnh năm 2008
Gần 90% các loại hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầul tiêu thụ ở trong nước. Thông thường, các dịp lễ hội hàng năm thường tập trung vào các thời điểm sau tết nguyên đán, khiến cho việc tiêu thụ hoa và giá trị hoa cũng cao hơn, do vậy các thời vụ trồng hoa dao động từ tháng 11 trở đi (Nguyễn Xuân Linh và cs, 2006 ) [20]. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với một số loại hoa đặc thù của Việt Nam (hoa sen, hoa nhài…) và một số loại hoa mà các nước ôn đới trồng khó khăn trong mùa đông (hồng, cúc..).
c. Tình hình xuất nhập khẩu một số các loại hoa ở Việt Nam
Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu, riêng lượng hoa của công ty xuất khẩu hoa Hasfarm 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4 triệu USD/năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha, với sản lượng 3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD vào khoảng 2010. Theo đó, một số vùng sản xuất chính đã được quy hoạch, gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, SaPa ( Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình…(Đặng Văn Đông, 2003) [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện nay, vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng hoa mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng hoá các loại hoa phục vụ nhu cầu trong nước, mặt khác chú trọng các loại hoa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Ở Việt Nam, một số công ty nước ngoài thuê đất, lập doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty: Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Tránh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt, rất chú trọng đến sản xuất các loại hoa chất lượng cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất hoa Việt Nam nói chung, song cũng đáng lo cho những doanh nghiệp, người sản xuất hoa nội địa, nếu không cố gắng vươn lên sẽ không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp này (Nguyễn Hữu Trí và cs, 2003) [22]. Hiện nay trong cơ cấu hoa hồng vẫn chiếm 35 - 40%, hoa cúc chiếm 25 - 30 %, còn lại là lay ơn, cẩm chướng, thược dược, hoa huệ, hoa đồng tiền, lan… Giá trị thu nhập từ trồng hoa dao động từ 60 - 120 triệu đồng/ha/vụ. Con số này tuy không lớn nhưng cao gấp từ 10 - 12 lần so với trồng lúa (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 2005) [10]. Các nhà khoa học đã xác định cần chú trọng công tác nhập nội, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa hoa chất lưọng cao là các loại hoa cúc, lay ơn, đồng tiền, hồng môn, hoa phăng, phong lan và lily. Đồng thời, tăng cường tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối hoa để tăng hiệu quả, giá trị sản phẩm. Trong đó, vấn đề về giống, kỹ thuật canh tác là yếu tố quan trọng cần được quan tâm và đầu tư thích đáng. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hoa, trong đó có việc thiết kế đồng ruộng theo quy hoạch hoàn chỉnh, hệ thống tưới tiêu, hệ thống nhà lưới, nhà kính và các công đoạn đóng gói, bảo quản, vận chuyển nhất là vận chuyển từ nơi sản xuất đến các sân bay đối với lượng hoa xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cần phải rà soát các hoạt động thị trường hoa trong hệ thống quốc gia về tiếp thị và phân phối sản phẩm hoa, xây dựng kế hoạch hành động về quản lý sản phẩm nhằm đảm bảo dòng lưu chuyển sản phẩm nhanh từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đặc biệt, các cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở trồng hoa quy mô lớn, chất lượng cao theo quy hoạch và hệ thống lưu thông sản phẩm hoa, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành chức năng cũng được đề cập như những yếu tố không thể thiếu trong giải pháp phát triển hoa trong giai đoạn tới.
d. Một số vùng sản xuất hoa cây cảnh chủ yếu ở Việt Nam
Ở nước ta có một số vùng trồng hoa chính nổi tiếng trong cả nước đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Cao nguyên Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Cao nguyên Sapa, Cao nguyên Mộc châu.
Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Vùng châu thổ đồng bằng Sông Hồng là một vùng có nền văn minh nông nghiệp từ xa xưa nhất trong vùng Đông Nam châu Á, bao gồm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. Đây là vùng có độ cao so với mặt nước biển là 1 – 10m, đôi khi có xuất hiện các đồi núi cao ở giữa đồng bằng, cao nhất là Tam Đảo: 900m. Tổng diện tích tự nhiên 1,25 triệu ha, trong đó có khoảng 820.000 ha đất nông nghiệp còn 70.000 ha đất bỏ hoang. Loại đất ở đây bao gồm rất nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa châu thổ các sông Hồng, đất Thái Bình, sông Thương, sông Đuống... đất feralite đỏ vàng, các loại đất phiến thạch sét, đất phù sa cổ, đất bạc màu...Tổng diện tích đất trồng hoa vùng Đồng bằng Sông Hồng khoảng gần 2000 ha, chủ yếu được trồng trên các đất phù sa châu thổ, thành phần dinh dưỡng tốt, pH đất từ 6,5 – 7. Bên cạnh đó người nông dân lại có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và trong nghề trồng hoa do vậy nghề trồng hoa ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng trồng hoa cây cảnh chính ở nước ta. (Đặng Văn Đông, 2003) [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÂY HOA ĐỒNG TIỀN (Gerbera jamesonii Bolus)
2.3.1. Tình hình phát triển, sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và Việt Nam
Cây hoa đồng tiền tên khoa học là Gerbera jamesonii Bolus có nguồn
gốc ở Nam Phi. Năm 1697 Relomen phát hiện thấy ở vùng phía Nam châu Phi (Delansia) và ông đã đưa về vườn thực vật nước Anh. Irwin Lynch là người đầu tiên tiến hành lai tạo các giống đồng tiền với nhau. Sau đó người Pháp và người Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần 2 nước này trở thành trung tâm tạo giống đồng tiền của thế giới. Từ năm 1980, mỗi năm trên thế giới đã tạo ra được trên 80 chủng loại giống khác nhau, hoa có đường kính 8cm trở lên và tạo ra những giống lai, dang được trồng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn các giống đồng tiền mới là do các nhà tạo giống Hà Lan lai tạo ra.
Hoa đồng tiền là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn). Hoa đồng tiền đã trở thành một trong những loại hoa mang tính thương mại cao và có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Các nước có sản lượng hoa lớn là: Hà Lan, Colombia, Pháp, Trung Quốc... Ở các nước này hầu hết đồng tiền được trồng trong nhà có mái che có trang thiết bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tưới nước, bón phân bằng chế độ tự động hoặc bán tự động. Do đó năng suất chất lượng hoa đồng tiền của các nước này rất cao đạt 4,8 triệu bông hoa/ha/ năm.
Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng đầu tiên khoảng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nhưng nhược điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu vì vậy hiện nay người ta ít trồng.
Từ những năm 1990, một vài Công ty và những nhà trồng hoa Việt Nam bắt đầu nhập nội các giống đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài Loan, Hà Lan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trung Quốc về trồng. Các giống này tỏ ra có nhiều ưu điểm : Hoa to, cánh dầy, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, rất đẹp cho năng suất cao. Vì vậy những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi vùng, mọi tỉnh thành trên cả nước. Trồng đồng tiền về cơ bản không khó, song do đặc tính của cây đồng tiền khác biệt so với một số loại hoa khác, nên cần phải có những biện pháp kỹ thuật riêng biệt. Nắm được điều này, nghề sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam còn có cơ hội phát triển hơn nữa.
Ngày nay, đã có rất nhiều giống đồng tiền khác nhau được trồng rộng khắp cả nước. Một số địa phương trồng hoa đồng tiền ở quy mô lớn từ vài ha đến vài chục ha như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu (Hà Nội), Thị xã Bắc Ninh, Thị xã Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh…(Đặng Văn Đông và cs, 2003) [6].
Có thể nói, cây hoa đồng tiền là một đối tượng được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm và nghiên cứu do tiềm năng phát triển của nó trong thời điểm hiện tại và sau này là rất lớn. Từ những năm 1986, Nguyễn Quang Thạch, Mai Thị Tân, Nguyễn Trường Sơn đã nghiên cứu về phương pháp nuôi cấy mô in vitro giống hoa đồng tiền nhập nội từ Tiệp Khắc và bước đầu thu được một số kết quả:
- Tạo được nguồn mẫu sạch ban đầu bằng nuôi cấy Meristem trên môi trường MS - 62 cải tiến có bổ sung Auxin và Xytokinin với tỷ lệ 1 : 2 và kích thước Meristem từ 1 - 2 mm cho khả năng tạo Callus và cụm chồi tốt nhất.
- Môi trường tốt nhất để tạo chồi nhân nhanh là: MS + 15% nước dừa +8-10 ppmBA + 0,5 ppm IAA cho hệ số nhân đạt từ 6,3-7 cây/tháng.
- Môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh hiệu quả nhất là: MS +8-10 ppmIAA +3% Sacaroza.
- Tiêu chuẩn cây con khi đưa ra đất cần đạt từ 4-5 lá, 4-5 rễ, chiều cao từ 4-5 cm, giá thể thích hợp nhất là đất + phân chuồng hoai mục (2:1) (Hoàng