Tỉnh Thái Nguyên có 354.110 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 94.563 ha, chiếm 26,70%. Trong đất nông nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
diện tích đất trồng cây hàng năm là 56.387 ha, chiếm 61,64%, riêng đất lúa có 29.464,4 ha là gieo trồng hai vụ (chiếm 67,6% diện tích đất trồng lúa); diện tích đất trồng cây lâu năm là 18.348 ha, chiếm 19,40%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 3.089 ha.
Những năm gần đây cơ cấu nông nghiệp cũng đã có nhiều biến chuyển, các cây giống, con giống vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất, chuyển hướng sản xuất tự tiêu sang sản xuất các sản phẩm có tính hàng hóa nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Trong đó phải kể đến sự chuyển dịch một phần diện tích đất trồng sang trồng hoa ở một số hộ. Trong ba năm gần đây (2004 – 2006) diện tích sản xuất hoa cây cảnh của Thái Nguyên liên tục tăng nhanh, tốc độ phát triển về diện tích sản xuất bình quân tăng 37,98%, từ 38 ha vào năm 2004 đến 58 ha vào năm 2006.
Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh như: Vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng (Đại Từ) quy mô gần 5ha, xã Thành Công (Phổ Yên) quy mô gần 2 ha, vùng sản xuất đào cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng (TP Thái Nguyên) quy mô xấp xỉ
7,5ha, xã Minh Lập (Đồng Hỷ) quy mô gần 4ha...(Theo Đề án phát triển hoa,
cây cảnh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2005, 2007) [32]. Một số chủng loại hoa, cây cảnh chính đang được trồng nhiều ở Thái Nguyên là hoa cúc, hoa hồng, cây đào. Một vài năm gần đây có bổ sung một số chủng loại hoa như đồng tiền, cẩm chướng, layơn...Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân hè (tháng 3 đến tháng 5), và hè thu (tháng 6 đến tháng 8) và vụ đông xuân (tháng 9 đến tháng 10).
Tuy nhiên kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh ở Thái Nguyên còn khá lạc hậu. Mật độ trồng hoa ở Thái Nguyên nhìn chung chưa đảm bảo so với yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kỹ thuật, tất cả các loại hoa đều trồng với mật độ quá dày. Theo khảo sát của sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Thái Nguyên thì mật độ trồng cúc cao hơn so với yêu cầu từ 1,8 – 2,0 lần, tức là 2 – 2,5 vạn cây/sào trong khi khuyến cáo chỉ nên trồng với mật độ 1,2 – 1,5 vạn cây/sào. Hồng trồng dày hơn từ 1,2 đến 1,5 lần tức là 2,300 – 2,500 cây/sào so với yêu cầu 1,800 – 2000 cây/sào.
Phân bón : Hoa là loại cây trồng rất phàm ăn vì vậy nhu cầu về phân bón cho hoa là tương đối cao. Phân bón lá và các chất điều tiết sinh trưởng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng hoa. Nhưng ở Thái Nguyên vấn đề này hầu như chưa được người dân quan tâm hoặc chú trọng rất ít.
Kỹ thuật canh tác : Chủ yếu sản xuất hoa vẫn theo phương thức truyền thống, chưa được áp dụng nhiều quy trình, kỹ thuật mới vào sản xuất. Cây hoa chủ yếu được trồng ở điều kiện ngoài đồng ruộng, không có hệ thống nhà lưới, nhà che bảo vệ nên năng suất hoa thấp, chất lượng hoa kém chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Các kỹ thuật mới về chăm sóc, điều tiết sinh trưởng, phân bón lá hầu như chưa được áp dụng, do vậy sản xuất hoa cây cảnh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tính rủi ro lớn.
Phòng trừ sâu bệnh : Hoa là loại cây trồng mẫm cảm với các loại sâu bệnh, nếu cây bị bệnh không phun thuốc phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng hoa. Tình trạng chung hiện nay đối với vùng trồng hoa là các loại thuốc trừ sâu, bệnh đang được sử dụng bừa bãi và quá lạm dụng, vì vậy các loại sâu bệnh hại ngày một gia tăng và thuốc bảo vệ thực vật cũng được sử dụng ngày càng nhiều hơn gây ảnh hưởng lớn đến sinh thái môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Bảo quản sau thu hoạch : Các công nghệ bảo quản bao gói và thu hái sản phẩm vẫn còn ở mức độ thô sơ và chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Hiện tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo quản hoa như kho lạnh, dây truyền phân loại, bao bì đóng gói trước khi đi tiêu thụ.