Nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 43 - 142)

Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp để trồng hoa đồng tiền trong chậu cho hiệu quả kinh tế cao tại Thái Nguyên.

Góp phần vào việc thực hiện đa dạng hoá các mô hình trồng hoa đồng tiền cho thu nhập cao tại Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Cơ sở thực tiễn

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đang là hướng đi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay một số diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi sang mô hình mới như trồng hoa và một số loại cây trồng khác. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh như: Vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng (Đại Từ) quy mô gần 5ha, xã Thành Công (Phổ Yên) quy mô gần 2 ha, vùng sản xuất đào cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng (TP Thái Nguyên) quy mô xấp xỉ 7,5 ha, xã Minh Lập (Đồng Hỷ) quy mô gần 4ha...( Đề án phát triển hoa, cây cảnh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2005) [16]. Một số chủng loại hoa, cây cảnh chính đang được trồng nhiều ở Thái Nguyên là hoa cúc, hoa hồng, cây đào. Một vài năm gần đây có bổ sung một số chủng loại hoa mới như đồng tiền, cẩm chướng, layơn...Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân hè (tháng 3 đến tháng 5), và hè thu (tháng 6 đến tháng 8) và vụ đông xuân (tháng 9 đến tháng 10).

Tuy nhiên sản xuất hoa của vùng còn gặp một số những khó khăn. Bên cạnh những yếu tố xã hội như đất đai phân tán nhỏ lẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng số lao động có hiểu hiết về phát triển sản xuất hoa cây cảnh còn ít, cơ sở hạ tầng yếu kém thì vấn đề kỹ thuật trong sản xuất hoa cây cảnh cũng là một trong những khó khăn không nhỏ. Người dân vẫn còn lạc hậu, việc sản xuất chủ yếu là ngoài tự nhiên, áp dụng theo phương pháp truyền thống và dựa vào kinh nghiệm là chính ít sử dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá... nên năng suất, chất lượng hoa thấp mẫu mã hoa chưa đẹp, chủng loại và hình dáng hoa chưa phong phú nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả điều tra, khảo sát thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy. Thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh của tỉnh chủ yếu là nội tỉnh, tại các khu dân cư tập trung đông như TP Thái Nguyên, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Số lượng hoa, cây cảnh sản xuất trong tỉnh mới chỉ đáp ứng được 62,3% nhu cầu thị trường, còn lại là hoa được vận chuyển từ nới khác đến. Chủng loại hoa vận chuyển từ thị trường khác đến Thái Nguyên chủ yếu là các loại hoa mà người dân địa bàn tỉnh chưa sản xuất được hoặc sản xuất với số lượng còn hạn chế như: Hoa lily, hoa hồng, hoa layơn...(Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2010) [15].

Theo niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên năm 2009, dân số thành thị là 260.000 người, nông thôn là 849.000 người. Như vậy khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn, vì vậy với sự phát triển về kinh tế của tỉnh, nhu cầu hoa ở đây trong những năm tới sẽ ngày một tăng cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Cơ sở lý luận

2.1.2.1.Các nghiên cứu về giá thể trồng rau hoa

Hiện nay việc trồng các loại cây như rau hay hoa trong những hỗn hợp chứa trong chậu xốp hay hay chậu vại bằng nhựa, sành xứ...không còn là hiếm ở nước ta nữa. Hỗn hợp để tạo nên các giá thể này thường được hỗn hợp từ những hợp chất hữu cơ giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, có độ thông thoáng hay độ xốp tốt để đảm bảo cho cây trồng khi trồng trên những nền hỗn hợp này vẫn có bộ rễ phát triển khoẻ mạnh bình thường như khi trồng trên nền đất bên ngoài, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, những bộ phận kinh tế như thân lá, hoa, củ quả đạt năng suất cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các nhà sinh học tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giá thể trồng hoa lan từ các phụ phế phẩm nông nghiệp ở Lâm Đồng. Theo Thạc sĩ Nguyễn Duy Hạng - Chủ nhiệm đề tài

nghiên cứu thì: “Mục tiêu mà chúng tôi đặt ra là nghiên cứu sản xuất giá thể

tổng hợp trồng lan và cây cảnh ở Lâm Đồng từ phụ phế phẩm nông nghiệp có sẵn ở địa phương. Trên cơ sở đó, chúng tôi áp dụng đưa vào thực tế sản xuất, nhằm tăng năng suất chất lượng hoa, hạn chế nạn phá rừng và cải tạo môi sinh, nâng cao hiệu quả kinh tế”. Nhóm nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Duy Hạng đã sử dụng các loại phụ phế phẩm như bã mía, lõi ngô, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê… đều có thể tận dụng trong sản xuất phân hữu cơ nhờ các chủng vi sinh ưa nhiệt, có khả năng phân giải các phụ phế phẩm này thành giá thể để trồng hoa, không chỉ địa lan mà còn áp dụng cho nhiều loài hoa và cây cảnh khác nhau, thay thế cho các giá thể truyền thống. (http: www.Sinhhocvietnam.com) [34].

Tại Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá, sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công đã đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và tiện lợi. (http: www.vietnamgateway.com)

[35].

Tóm lại chúng ta thấy rằng hiện nay trong thực tiễn sản xuất có rất nhiều hỗn hợp giá thể được sản xuất để sử dụng cho việc trồng rau, hoa trong các khay chậu nhựa hoặc bằng xốp. Các giá thể này đều có hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng cao. Có độ tơi xốp tốt giúp cho bộ rễ phát triển, không bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngập úng. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên nên việc thử nghiệm các

hỗn hợp giàu dinh dưỡng để trồng hoa đồng tiền trong chậu là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

2.1.2.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá

Việc sử dụng phân bón thông thường cây hấp thụ nhờ lông hút của bộ rễ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, côn trùng, vi sinh vật… Mặt khác chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30 - 50%.

Trongkhi đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đạt năng suất tối

đa mà còn tìm lợi nhuận cao nhất. Cho nên con người phải tìm đến những biện pháp bón phân đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất, hiệu suất cao nhất. Phân bón qua lá là biện pháp rất quan trọng trong những biện pháp đó.;

Theo đề tài nghiên cứu khoa học về Nghiên cứu sản xuất phân bón của

nhóm nghiên cứu Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh, Lương Quỳnh Chúc, Phạm Đỗ Thanh Thuỳ, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị Phiến, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Đình Dinh, Nguyễn Văn Bộ tại Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng thì cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới.

Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:

- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc - Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn

- Chi phí thấp hơn

- Không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và đất trồng

Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95 % . Ở Philippines dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa tăng 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân. (Horst Jane, 1992) [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón phân hoá học vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng kể, làm cho gạo của Philippines phù hợp với thị trường quốc tế. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón ure qua lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở hạt và các bộ phận khác của cây. Một vấn đề cấp bách phải khắc phục là sự mất đạm do hiện tượng rửa trôi xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm cho nguyên tố đạm luôn luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây đang là một vấn đề được các nhà khoa học về nông nghiệp hiện đại đang tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm trong nông sản từ đó thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu ngày càng cao của con người (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994) [19].

2.1.2.3.Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá

Ở những thời điểm thời tiết không thuận, phân bón lá được coi là chất điều hoà sinh trưởng do có chứa nhiều các chất tăng trưởng, vitamin và một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Phun phân bón lá thay cho phân bón thúc nhưng không thay thế phân bón lót và phân bón qua đất. Rễ cây ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất cung cấp cho cây trồng, nó còn có vai trò đặc biệt quan trong sự hình thành các hóc môn sinh trưởng, quyết định tới sự phát triển của cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs, 1993) [18].

Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã tiến hành tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng kết quả là đã được thị trường chấp nhận.

Nghiên cứu của Nguyễn Anh Kết – GĐ công ty Thanh Hà và cộng sự đã đưa ra kết luận: Sử dụng Phân bón lá hữu cơ sinh học giảm được chi phí cho nhà nông, không độc hại cho người sử dụng và môi trường. Chẳng hạn nếu 01 ha bị ngập mặn từ 0,3 – 0,6% diện tích thu hoạch không đáng kể hoặc mất trắng thì khi đưa sản phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học vào chăm bón, khi thu hoạch lợi nhuận tăng bình quân 4050000 – 6750000 đồng/ha. Nếu áp dụng với diện tích lớn hàng ngàn ha sẽ đưa lại một con số không hề nhỏ. Có thể thấy rằng mặc dù chi phí cho sản xuất ít nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cây trồng sẽ kịp thời vụ thu hoạch. Sử dụng sản phẩm còn giảm được từ 20 – 30% lượng phân bón vô cơ khác và giảm được một lượng đáng kể thuốc bảo vệ thực vật nhờ đó hạn chế được sự độc hại cho nông sản cũng như hạn chế sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật của nhà nông nâng coa tính an toàn lao động. Sử dụng sản phẩm không chỉ giảm được chi phí và công sức trong việc thau chua rửa mặn của nhà nông va fđầu tư của nhà nước về hệ thống kênh mương tưới tiêu để cải tạo đất mà còn bảo vệ sinh thái môi trường

(Báo nông thôn ngày nay, 2008) [14].

Tác giả Nguyễn Kim Lý và Nguyễn Xuân Linh đã sử dụng kích phát tố

của Công ty Thiên Nông và đi đến kết luận: Việc sử dụng phân bón lá này với liều lượng 1gram thuốc pha 1 lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5gram phân bón lá phun lên cành giâm cứ 5 -5 ngày phun 1 lần, có thể đảm bảo 80 -90% số cây ra rễ với thời gian rút ngắn. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè.

Viện Thổ nhưỡng, Nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sau nhiều năm nghiên cứu vừa chính thức công bố phân bón qua lá FID,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có thể bổ sung iốt cho người thông qua lượng iốt hòa tan trong cây. Theo các nhà nghiên cứu, chế phẩm phân bón lá FID sẽ giúp con người thông qua cây trồng hấp thụ iốt nhiều nhất dưới dạng hòa tan. Thêm nữa, việc sử dụng phân bón lá FID cũng rất đơn giản. Người dùng chỉ cần pha 30-40ml dung dịch FID cho một bình 8- 18 lít nước, liều lượng phun trung bình 2 bình/sào Bắc Bộ.

2.1.2.4. Các nghiên cứu về chất diều hoà sinh trưởng

a. Sự cân bằng hormon trong cây: Ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả...) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hormon trong chúng. Chính vì vậy mà sự cân bằng giữa các hormon có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hormon.

Sự cân bằng chung: Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở

hai nhóm phytohoocmon có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Trong quá trình phát triển cá thể từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là ảnh hưởng các kích thích giảm dần và ảnh hưởng các ức chế tăng dần.

Sự cân bằng riêng: Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín... đều được điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hormon đặc hiệu. Tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa Auxin và Xytokinin trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn và ngược lại. Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Auxin/Xytokinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu thế ngọn ... (Hoàng Ngọc Thuận, 2003) [24].

Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các phytohoocmon đó. Con người có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh Tấn và cs, 1999) [11].

b.Vai trò sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng

Vai trò sinh lý của Auxin:Auxin là một chất kích thích sinh trưởng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 43 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)