Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 48 - 50)

Ở những thời điểm thời tiết không thuận, phân bón lá được coi là chất điều hoà sinh trưởng do có chứa nhiều các chất tăng trưởng, vitamin và một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Phun phân bón lá thay cho phân bón thúc nhưng không thay thế phân bón lót và phân bón qua đất. Rễ cây ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất cung cấp cho cây trồng, nó còn có vai trò đặc biệt quan trong sự hình thành các hóc môn sinh trưởng, quyết định tới sự phát triển của cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs, 1993) [18].

Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã tiến hành tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng kết quả là đã được thị trường chấp nhận.

Nghiên cứu của Nguyễn Anh Kết – GĐ công ty Thanh Hà và cộng sự đã đưa ra kết luận: Sử dụng Phân bón lá hữu cơ sinh học giảm được chi phí cho nhà nông, không độc hại cho người sử dụng và môi trường. Chẳng hạn nếu 01 ha bị ngập mặn từ 0,3 – 0,6% diện tích thu hoạch không đáng kể hoặc mất trắng thì khi đưa sản phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học vào chăm bón, khi thu hoạch lợi nhuận tăng bình quân 4050000 – 6750000 đồng/ha. Nếu áp dụng với diện tích lớn hàng ngàn ha sẽ đưa lại một con số không hề nhỏ. Có thể thấy rằng mặc dù chi phí cho sản xuất ít nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cây trồng sẽ kịp thời vụ thu hoạch. Sử dụng sản phẩm còn giảm được từ 20 – 30% lượng phân bón vô cơ khác và giảm được một lượng đáng kể thuốc bảo vệ thực vật nhờ đó hạn chế được sự độc hại cho nông sản cũng như hạn chế sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật của nhà nông nâng coa tính an toàn lao động. Sử dụng sản phẩm không chỉ giảm được chi phí và công sức trong việc thau chua rửa mặn của nhà nông va fđầu tư của nhà nước về hệ thống kênh mương tưới tiêu để cải tạo đất mà còn bảo vệ sinh thái môi trường

(Báo nông thôn ngày nay, 2008) [14].

Tác giả Nguyễn Kim Lý và Nguyễn Xuân Linh đã sử dụng kích phát tố

của Công ty Thiên Nông và đi đến kết luận: Việc sử dụng phân bón lá này với liều lượng 1gram thuốc pha 1 lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5gram phân bón lá phun lên cành giâm cứ 5 -5 ngày phun 1 lần, có thể đảm bảo 80 -90% số cây ra rễ với thời gian rút ngắn. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè.

Viện Thổ nhưỡng, Nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sau nhiều năm nghiên cứu vừa chính thức công bố phân bón qua lá FID,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có thể bổ sung iốt cho người thông qua lượng iốt hòa tan trong cây. Theo các nhà nghiên cứu, chế phẩm phân bón lá FID sẽ giúp con người thông qua cây trồng hấp thụ iốt nhiều nhất dưới dạng hòa tan. Thêm nữa, việc sử dụng phân bón lá FID cũng rất đơn giản. Người dùng chỉ cần pha 30-40ml dung dịch FID cho một bình 8- 18 lít nước, liều lượng phun trung bình 2 bình/sào Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa đồng tiền Salan trong chậu tại Thái nguyên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)