2.2 .Phương pháp nghiên cứu
3.1. Tổng quan về huyện Phong Điền – Cần Thơ
3.1.1. Lịch sử hình thành
Quận Phong Điền được thành lập từ ngày 26/05/1966, thuộc tỉnh Phong Dinh, bao gồm 5 xã: Nhơn Ái, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa, Trường Long và Cầu Nhiếm. Sau 30/04/1975, quận bị giải thể, địa bàn sáp nhập vào huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 06/11/2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Địa bàn huyện Phong Điền ngày nay thuộc huyện Châu Thành A khi đó.
Ngày 26/11/2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ngày 02/01/2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ơ Mơn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, tách các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long của huyện Châu Thành A hợp với các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân của thành phố Cần Thơ cũ và xã Tân Thới của huyện Ơ Mơn cũ để thành lập huyện Phong Điền thuộc thành phố Cần Thơ. Huyện Phong Điền có 6 xã là: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long, Mỹ Khánh, Giai Xuân và Tân Thới.
Ngày 16/01/2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ơ Mơn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái. Sau khi điều chỉnh, huyện
28
Phong Điền có 12.364 ha diện tích đất tự nhiên và 102.699 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, cơ quan hành chính và dân số 3.1.2.1. Vị trí địa lý 3.1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm ở phía Tây Nam của thành phố Cần Thơ, phía Bắc giáp quận Ơ Mơn và quận Bình Thủy, phía Nam giáp huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp huyện Thới Lai, phía Đơng giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
Nhiệt độ trung bình năm của huyện là 270C, nhiệt độ cao nhất năm đạt 34,90C, thấp nhất là 210C. Lượng mưa trong năm đạt 1.509 mm, độ ẩm trung bình là 83,1%.
3.1.2.2. Cơ quan hành chính và dân số
Các đơn vị hành chính của huyện Phong Điền bao gồm: 6 xã (Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, và Trường Long), và 1 thị trấn (Thị trấn Phong Điền) với 102.699 nhân khẩu.
Thị trấn Phong Điền (tách ra từ xã Nhơn Ái theo nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ).
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1. Kinh tế 3.1.3.1. Kinh tế
Với diện tích tự nhiên 12.364 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 10.634 ha, dân số toàn huyện là 102.699 người với khoảng 65% số dân có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Sau 6 năm thành lập, huyện Phong Điền đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 17,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ và nông nghiệp – xây dựng. Tổng thu ngân sách toàn huyện đạt 224.389 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 476.315 triệu đồng, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 217.851 triệu đồng.
Thế mạnh trong nông nghiệp của huyện là trồng lúa và cây ăn trái. Theo thống kê của Hội Nơng dân huyện Phong Điền, năm 2009 tồn huyện hiện có khoảng 6.000 ha vườn cây ăn trái đa chủng loại (chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên). Hiệu quả một hecta vườn gấp ba lần so với trồng lúa. Hàng
29
hóa nơng, hải sản của huyện khá phong phú từ thương hiệu dâu Hạ Châu được xuất khẩu qua Campuchia, rồi vùng trồng những trái cây đặc sản như vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, cam sành,... Huyện có trên 1.000 ha diện tích hoa màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày, trong đó có khoảng 40% diện tích chuyên sản xuất hoa màu trái vụ. Sản xuất màu là một trong những thế mạnh của Phong Điền và hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Những năm gần đây, nội bộ ngành nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngành chăn ni phát triển ngày càng mạnh. Năm 2009, tồn huyện có hơn 300 ha diện tích ni các lồi cá sặc rằn, rơ phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh, cá tai tượng,… Nuôi cá sấu là một trong những mơ hình mới của nơng dân huyện Phong Điền. Tuy nhiên, hầu hết các mơ hình làm ăn có hiệu quả đều xuất phát từ kinh nghiệm tự phát trong nhân dân, quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh cịn nhỏ lẻ. Trước mắt, những mơ hình này đang có hiệu quả nhưng về lâu dài, nếu khơng có sự hỗ trợ định hướng của Nhà nước sẽ có thể gặp rủi ro trong sản xuất.
Nông nghiệp của huyện Phong Điền phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, sức cạnh tranh thấp, việc ứng dụng cơng nghệ mới vào sản xuất cịn hạn chế, kinh tế tiểu nông, tự phát, quy mô nhỏ. Dịch vụ thương mại nhỏ lẻ, dịch vụ du lịch sinh thái “miệt vườn sơng nước” tuy phát triển nhưng cịn chậm, chưa có sản phẩm đặc thù.
Ngồi ra, cịn một số khó khăn khác là một số cơng trình thủy lợi nội đồng, đê bao khép kín chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên nhiều mô hình tuy có hiệu quả nhưng khó nhân rộng; nhiều nông dân thiếu thông tin trong khâu chọn giống vật nuôi, cây trồng; nguồn vốn trợ giá giống cây trồng vật nuôi của Nhà nước quá ít; thị trường tiêu thụ cũng chưa được chú trọng.
3.1.3.2. Xã hội
Dân cư sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là người Kinh. Năm 2009, khoảng 50% phòng học của huyện đã được kiên cố hố, huyện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Phong Điền là một trong những đơn vị hoàn thành sớm kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh và hệ thống nước diệt khuẩn ở các trường học theo chương trình chung của thành phố. Huyện Phong Điền đã đầu tư trên 1 tỷ đồng lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng tại trục đường
30
trung tâm hành chính mới. Tồn bộ hệ thống điện được lấy từ nguồn năng lượng mặt trời. Đây cũng là địa phương đầu tiên tại đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng nguồn năng lượng này.
Nghề truyền thống tại huyện Phong Điền khá phong phú với các nghề đan lát như đan lục bình xuất khẩu, thúng, lờ, lọp bắt cá, các nghề khác như chằm nón, đóng ghe xuồng, tráng bánh tráng, nấu rượu. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của nghề mang tính nhỏ lẻ tại địa phương nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi.
Nước sạch nơng thơn tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân, hệ thống thủy lợi đã khép kín nhưng cơ bản chỉ đáp ứng được yêu cầu sản xuất lúa, chỉ mới cải tạo thơng thống cho hệ thống thủy lợi tạo nguồn mà chưa đáp ứng yêu cầu cho vùng sản xuất chuyên canh. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư nhưng thiếu đồng bộ. Thu nhập của một số hộ nơng dân cịn thấp, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn.
3.2 . Tổng quan về thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Phong Điền – Cần Thơ.
Hiện nay, hệ thống tín dụng chính thức ở huyện Phong Điền – Cần Thơ gồm có các chi nhánh và phịng giao dịch như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank, chi nhánh Phong Điền – Cần Thơ.5
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Phong Điền.6
Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam Vietinbank, phịng giao dịch Phong Điền.7
Phịng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, điểm giao dịch Phong Điền.8
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank, phòng giao dịch Giai Xuân.9
5
Ấp Thị Tứ - TT Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
6
341 – 342, TT Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
7
Ấp Thị Tứ - TT Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
8
Ấp Nhơn Lộc 2, TT Phong Điền, huyện Phong Điền.
9
31