STT Rủi ro Số quan sát Tỷ trọng (%)
1 Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) 51 42,50
2 Mất mùa hay dịch bệnh 36 30,00
3 Thành viên trong gia đình bị mất việc 2 1,67
4 Thành viên trong gia đình ốm đau 10 8,33
5 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 8 6,67
6 Khác: thiếu vốn, tai nạn, trộm cắp,… 13 10,83
Tổng cộng 120 100,00
40
Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có thể nói là nơi có đầy đủ các điều kiện: đất đai, thời tiết, khí hậu,… thuận lợi nhất để phát triển nơng nghiệp. Trong các năm qua tình hình sản xuất của các nơng hộ ổn định, duy chỉ có năm 2011 việc sản xuất của các nơng hộ gặp rất nhiều khó khăn do lượng nước đột nhiên tăng cao trong khi nơng dân lại khơng có biện pháp và kế hoạch phịng chống từ đầu. Chính vì thế, sản xuất nơng nghiệp chịu thiệt hại rất lớn, nhất là các nông hộ trồng những cây ăn trái lâu năm vì đây là những loại cây rất khó phục hồi một khi bị mất đi do thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch rất lâu.
Ngoài ra, một rủi ro khác cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của nơng hộ chính là mất mùa và dịch bệnh, chiếm 30%. Tình trạng sâu rầy ngày càng xuất hiện nhiều, trên phạm vi rộng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng nông sản. Khi xảy ra dịch bệnh, nông hộ phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để hạn chế những thiệt hại, dẫn đến chi phí sản xuất ngày một tăng khiến cho thu nhập của nông hộ giảm xuống đáng kể.
Giá cả sản phẩm thấp và không ổn định cũng là một rủi ro thường gặp của nơng hộ (chiếm 6,67%). Tình trạng trúng mùa được giá rất hay xảy ra do sản xuất manh mún, khơng có quy hoạch, chiến lược rõ ràng. Bên cạnh đó, do hình thức tiêu thụ nông sản chủ yếu là thương lái đến mua, nơng hộ lại khơng có nhiều thơng tin về tình hình thị trường của các loại nơng sản nên dễ bị thương lái ép giá. Ngoài ra, rủi ro khi người thân trong gia đình bị ốm đau, bệnh tật, mất việc, thiếu vốn sản xuất cũng là những rủi ro thường gặp của nơng hộ (chiếm 8,33%). Chính những loại rủi ro này buộc các nơng hộ phải vay vốn từ thị trường tín dụng phi chính thức do đây là khoản chi tiêu khẩn cấp, không thể chờ đợi được.
4.1.4.2. Hình thức thanh tốn trong chu trình sản xuất
a. Hình thức thanh tốn khi mua vật tư để sản xuất
Do đặc tính sản xuất nơng nghiệp theo thời vụ nên cứ đến mỗi khi cần dùng đến các loại vật tư nông nghiệp là các nông hộ sẽ đến những cửa hàng cung cấp vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu,…) để ứng trước vật tư. Nơng hộ có thể trả tiền vật tư ứng trước khi có tiền, tuy nhiên thơng thường các nơng hộ đợi đến lúc thu hoạch và bán nơng sản thì mới hồn trả số tiền đó. Đến khi
41
thu hoạch, nông hộ cũng phải thuê thêm nhân công nếu sản xuất trên phạm vi lớn với số lượng sản phẩm nhiều trong khi gia đình khơng có nhân cơng. Kết thúc vụ sản xuất, nông hộ thu hoạch nông sản và bán cho thương lái để lấy tiền chi trả cho các khoản vật tư, nhân cơng,… đã ứng trước đó. Số tiền vật tư ứng trước phải trả sẽ bao gồm tiền vật tư cộng với phần lãi do nông hộ và đại lý vật tư thỏa thuận từ đầu, hoặc đại lý đã tính cộng phần lãi vào tiền vật tư bán cho nông hộ.
b. Hình thức thanh tốn khi bán sản phẩm
Có hai hình thức tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu là thương lái đến mua (rất phổ biến, chiếm 81,31%) hoặc nông hộ tự chở ra chợ bán (chỉ chiếm 18,69%). Khi nơng hộ đã thu hoạch nơng sản thì thương lái sẽ đến tận nhà để mua (đối với lúa). Cũng có trường hợp thương lái đến tận vườn của nông hộ để thu hoạch nông sản (thường gặp ở các vườn trồng cây ăn trái) do nơng hộ khơng có đủ nhân cơng để thu hoạch. Các thương lái sau khi đã mua sản phẩm sẽ thanh toán tiền mặt trực tiếp cho nông hộ. Trong một vài trường hợp nơng hộ và thương lái có mối quan hệ mua bán trong thời gian dài thì thương lái chỉ cần trả trước cho nơng hộ một khoản tiền (thường có giá trị bằng 1/4 – 1/3 tổng giá trị phải trả), phần còn lại sẽ trả sau khi mua vài ngày, thậm chí có trường hợp thương lái đợi đến khi bán được sản phẩm rồi mới trả tiền cho nông hộ. Tuy nhiên, thương lái chỉ trả đúng bằng khoản tiền thỏa thuận mua sản phẩm ban đầu chứ khơng phải trả thêm bất kì khoản chi phí nào nữa. Nơng hộ chỉ tự mang nông sản ra chợ bán khi số lượng thu hoạch từng đợt không nhiều, thu hoạch chia ra làm nhiều lần và việc thu hoạch khơng địi hỏi phải có nhiều lao động chẳng hạn như thu hoạch các loại trứng gia cầm và gia cầm. Sau đây là biểu đồ thể hiện hai hình thức tiêu thụ nơng sản trên địa bàn nghiên cứu:
42
Hình 4: HÌNH THỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NƠNG HỘ 4.1.5. Tình hình tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ 4.1.5. Tình hình tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ
4.1.5.1. Thơng tin về nguồn vốn
Theo mẫu số liệu được khảo sát, đa số các nơng hộ cịn thiếu nhiều thông tin vay vốn từ các TCTD. Thông tin về những khoản tín dụng chính thức mà nơng hộ có được chủ yếu là do có sự quen biết, có người thân, họ hàng làm ở các TCTD (chiếm 40,54%) và tự tìm kiếm thơng tin (chiếm 48,65%). Thông tin về vốn tín dụng bán chính thức mà nơng hộ có được chủ yếu là từ việc tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương như hội Nông Dân hoặc hội Phụ Nữ. Cịn những khoản tín dụng phi chính thức thì nơng hộ biết thơng tin thơng qua người thân, hàng xóm, láng giềng đã từng vay vốn phi chính thức hoặc chính họ là người cho vay phi chính thức.