Thông tin về mẫu số liệu điều tra

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ (Trang 46)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thông tin về mẫu số liệu điều tra

Trong phần này, đề tài phân tích một số yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các nông hộ, bao gồm: nguồn lực con người, nguồn lực sản xuất, thu nhập, chi tiêu,… Hai nguồn lực chính của nông hộ bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực sản xuất. Trong mỗi nguồn lực tác giả lựa chọn ra một số chỉ tiêu để phân tích, sau đây là một số thơng tin về mẫu số liệu điều tra.

4.1.1. Thông tin nhân khẩu học về mẫu số liệu điều tra 4.1.1.1. Giới tính của chủ hộ 4.1.1.1. Giới tính của chủ hộ

Giới tính khác nhau thì thu nhập, cách thức chi tiêu khác nhau và khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức cũng khác nhau. Chủ hộ chính là người đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình. Chủ hộ ở đây không nhất thiết là người lao động chính trong gia đình. Số liệu các mẫu quan sát thu thập được cho thấy hầu hết chủ hộ là nam, chiếm 91,67%. Trong những gia đình cả vợ và chồng đều trẻ tuổi thì chủ hộ thường là nam, chủ hộ là nữ chỉ khi người chồng qua đời hay vì một số lý do khác. Biểu đồ sau đây thể hiện giới tính của các mẫu quan sát trên địa bàn nghiên cứu:

Hình 2: CƠ CẤU GIỚI TÍNH CỦA CHỦ HỘ

91,67%

8,33%

Nam

34

4.1.1.2. Nghề nghiệp của chủ hộ

Nghề nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu cũng như nhu cầu vay vốn của các nông hộ. Đa số những nông hộ được khảo sát chủ yếu có nghề nghiệp chính là làm ruộng hoặc làm vườn. Qua nghiên cứu có 62,5% là làm ruộng, 12,5% nơng hộ làm vườn. Những hộ này có thu nhập tương đối ổn định theo thời vụ nếu khơng gặp phải những khó khăn do thiên tai gây ra. Những nơng hộ khơng có đất canh tác thường đi làm mướn hoặc làm hồ, thu nhập rất bấp bênh. Những nơng hộ có ít đất canh tác thông thường tham gia buôn bán, thu nhập cũng tương đối ổn định.

Bảng 4: NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ HỘ STT Nghề nghiệp Số quan sát Tỷ trọng (%) STT Nghề nghiệp Số quan sát Tỷ trọng (%) 1 Làm ruộng 75 62,50 2 Làm vườn 15 12,50 3 Chăn nuôi 5 4,17 4 Buôn bán 8 6,67 5 Công nhân 3 2,50 6 Viên chức 3 2,50 7 Làm mướn 2 1,67 8 Mất sức lao động 9 7,50 Tổng cộng 120 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

4.1.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp gia tăng sản lượng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, những nơng hộ có trình độ học vấn cao thường dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức do biết được thủ tục, quy trình vay vốn của ngân hàng. Đa số các chủ hộ được phỏng vấn đều có trình độ học vấn còn thấp (chủ yếu là cấp 1 chiếm 71,67%, tiếp đến là cấp 2 chiếm 20%, cấp 3 chỉ chiếm 5%, và 3,33% nông hộ mù chữ). Nguyên nhân là trước đây do cuộc sống đại đa số nơng hộ gặp nhiều khó khăn, kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển nên người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của học vấn, nhất là

35

các gia đình ở nơng thơn, việc gia đình khơng có đủ điều kiện cho con em đến trường, trẻ em nghỉ học sớm phụ giúp gia đình là chuyện rất hay xảy ra.

Bảng 5: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ trọng (%) Trình độ học vấn Số quan sát Tỷ trọng (%) Mù chữ 4 3,33 Cấp 1 86 71,67 Cấp 2 24 20,00 Cấp 3 6 5,00 Tổng 120 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Chính do trình độ học vấn của chủ hộ cịn thấp nên việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức ở huyện cịn rất hạn chế. Sự ảnh hưởng của yếu tố này lên khả năng tiếp cận vốn vay chính thức sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau của đề tài.

4.1.1.4. Quan hệ xã hội

Nếu gia đình có người thân hay bạn bè tham gia các tổ chức đoàn thể, xã hội, các cơ quan chính quyền các cấp hay TCTD thì các nơng hộ sẽ có thêm thơng tin về nguồn vốn vay chính thức cũng như các chương trình hỗ trợ tín dụng từ chính phủ. Nguyên nhân thứ nhất là do các chương trình, chính sách này thường được phổ biến đến các cấp chính quyền trước, đặc biệt là chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế các nơng hộ hay gặp khó khăn là chính quyền địa phương đơi khi khơng cung cấp đầy đủ thông tin đến các hộ dân mà chỉ thông báo cho nội bộ họ hàng hay những người cùng công tác với họ. Nguyên nhân thứ hai là do khi nơng hộ có người thân làm trong các TCTD thì họ sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng vì họ nắm bắt được các thông tin vay vốn, được hướng dẫn về các thủ tục vay vốn, quy trình thẩm định tín dụng cũng được tạo điều kiện diễn ra nhanh chóng hơn và thời gian chờ đợi ngắn hơn. Số liệu thu thập cho thấy số nông hộ có mối quan hệ với những người làm trong các TCTD, chính quyền các cấp chỉ chiếm 20% tổng số nông hộ được phỏng vấn.

36

Hình 3: QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NƠNG HỘ

4.1.1.5. Một số thông tin khác

Ngồi các thơng tin quan trọng vừa nêu như trên, đề tài cũng thu thập thêm thơng tin của một số tiêu chí khác cũng có ảnh hưởng lên khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ như sau:

Bảng 6: MỘT SỐ THƠNG TIN KHÁC CỦA NƠNG HỘ

Tiêu chí Đvt Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Tuổi tuổi 52,47 32 90

Nhân khẩu người 4,64 2 9

Khoảng cách huyện Km 11,33 7 16

Thời gian sinh sống Năm 45,17 2 68

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Độ tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu quan sát khá cao 52,47 tuổi, phản ánh phần nào uy tín của chủ hộ. Độ tuổi của nơng hộ nằm trong khoảng từ 32 tuổi đến 90 tuổi, đây là độ tuổi thích hợp để đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống, trong sản xuất, kinh doanh, …

Qua điều tra cũng cho thấy, có những nơng hộ chỉ có 2 thành viên, tuy nhiên lại có những nơng hộ có đến 9 thành viên cùng chung sống. Những gia đình ở nơng thơn thường có tập quán là các thế hệ cùng sống chung gồm ơng bà, cha mẹ và con cháu. Theo đó, chủ hộ thường là thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình như ơng, bà. Đối với các gia đình chỉ có từ 3 đến 4 thành viên trong đó chỉ có cha mẹ và con thì chủ hộ thường là người nam đồng thời là

20,0%

80,0%

Có quen Khơng quen

37

người sản xuất chính trong gia đình. Trường hợp cũng thường thấy là hộ gia đình chỉ có 2 thế hệ cùng chung sống là ơng bà và cháu, nguyên nhân là do cha mẹ đi làm xa và gửi con ở nhà ông bà để ông bà chăm sóc.

Khoảng cách từ nhà đến trung tâm huyện của các mẫu quan sát trung bình khoảng 11,33 km, khoảng cách này khá xa trung tâm huyện nên cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ.

Thời gian sinh sống trung bình tại huyện của nơng hộ là 45,17 năm. Do thời gian sống ở huyện lâu nên nông hộ được nhiều người trên địa bàn biết đến về điều kiện kinh tế, uy tín tại địa phương, tạo điều kiện cho các ngân hàng thu thập các thông tin về nông hộ trước khi ra quyết định cho vay vốn.

4.1.2. Giá trị tài sản của nông hộ

Thông qua điều tra thực tế, tổng giá trị tài sản của nông hộ được thể hiện như sau:

Bảng 7: GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN QUAN SÁT

Đvt: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Đất thổ cư 164,23 0 1.000

2 Đất nông nghiệp 492,16 0 2.500

3 Đất mặt nước nuôi thủy sản khác 350 350 350

4 Nhà ở kiên cố 101,31 40 300

5 Tài sản có giá trị ≥ 10 triệu đồng 41,54 10 100

6 Gia súc 1,75 1 4

Tổng giá trị tài sản 634,26 50 3.500

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tổng giá trị tài sản trung bình của các nơng hộ là 634,26 triệu đồng, trong đó tài sản chiếm giá trị cao nhất là đất nông nghiệp. Sự chênh lệch lớn giữa tổng tài sản thấp nhất (50 triệu đồng) và cao nhất (3.500 triệu đồng) chứng tỏ có khoảng cách lớn giữa hộ giàu và hộ nghèo trong huyện. Những nơng hộ có giá trị tài sản lớn thường là những nơng hộ có diện tích đất sản xuất nhiều, cịn những hộ có giá trị tài sản nhỏ

38

thường là những hộ khơng có đất canh tác, tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp như làm mướn, thợ hồ và buôn bán.

4.1.3. Thông tin về thu nhập và chi tiêu của nông hộ

Thu nhập bình quân trong năm của nông hộ là lượng tiền bình quân mà mỗi nơng hộ có được trong năm từ kết quả sản xuất kinh doanh và các nguồn thu nhập khác. Còn chi tiêu bao gồm chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiêu dùng và trả nợ (nếu có). Tình hình thu nhập và chi tiêu của nông hộ trên địa bàn quan sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8: THU NHẬP VÀ CHI TIÊU TRONG NĂM CỦA NÔNG HỘ Chỉ tiêu Đvt Trung bình Thấp nhất Cao nhất Chỉ tiêu Đvt Trung bình Thấp nhất Cao nhất

Tổng thu nhập Trđ 68,77 10 350

Thu nhập bình quân/ nhân khẩu trong năm

Trđ/người

15,33 2,50 87,50

Tổng chi tiêu Trđ 63,90 10 200

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Nguồn thu nhập của nông hộ chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nông hộ thường kết hợp các hoạt động khác nhau để gia tăng thu nhập chẳng hạn như trồng lúa và trồng màu xen canh, trồng các loại cây ăn trái lâu năm và hằng năm, vừa trồng lúa và kết hợp làm vườn, cũng thường gặp là những nơng hộ có ít đất sản xuất thường làm mướn trong khoảng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập. Một nguồn thu nhập đáng kể khác cho các nông hộ là thu nhập từ người thân nước ngoài gửi về, chủ yếu là do có con lấy chồng nước ngồi, một số trường hợp khác là có người thân đi xuất khẩu lao động.

Thông thường, những nơng hộ có thu nhập thấp sẽ muốn vay nhiều hơn để trang trải cho các khoản chi tiêu. Tuy nhiên, thực tế khảo sát lại cho thấy những nơng hộ có thu nhập thấp lại không muốn vay nhiều do e ngại khơng có khả năng trả nợ. Ngoài ra, qua phỏng vấn những hộ có thu nhập thấp cho thấy những hộ này thường vay tín dụng phi chính thức hơn mỗi khi phát sinh nhu cầu chi tiêu đột xuất. Đó là do các khoản vay này thơng thường có giá trị nhỏ, lại vay chủ yếu cho mục đích tiêu dùng nên sẽ rất khó trong việc xét duyệt được vay vốn từ các TCTD. Trái lại, những nơng hộ có thu

39

nhập tương đối cao hơn so với mức trung bình lại có nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức nhiều hơn để mở rộng sản xuất (chủ yếu là trồng lúa và cây ăn trái).

Thu nhập trong năm 2011 giảm đi rất nhiều so với các năm trước đó, nguyên nhân là do lượng nước năm 2011 quá lớn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Trong khi đó thì lượng chi tiêu trong năm lại tăng lên do nông hộ phải chi ra một khoản lớn để khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra. Qua khảo sát cịn cho thấy những nơng hộ có thu nhập càng thấp thì có xu hướng chi tiêu càng nhiều, chủ yếu là chi tiêu dùng, ngoài ra do thu nhập thấp nên họ tiêu dùng hết số tiền kiếm được hằng ngày mà khơng hoặc rất ít để lại các khoản tiết kiệm. Ngược lại, nơng hộ có thu nhập cao thường tiêu dùng một phần thu nhập, phần còn lại họ chi cho tái sản xuất, hoặc tham gia hụi, các tổ chức tiết kiệm ở xã huyện hoặc tự giữ khoản tiền tiết kiệm tại nhà phòng khi phát sinh những khoản chi tiêu đột xuất.

4.1.4. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp của nông hộ 4.1.4.1. Những rủi ro mà nông hộ thường gặp 4.1.4.1. Những rủi ro mà nông hộ thường gặp

Những rủi ro không mong muốn do thiên tai, tai nạn, sự cố, … gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, khả năng vay vốn cũng như khả năng trả nợ của các nông hộ. Bảng sau đây thống kê các rủi ro mà nông hộ hay gặp phải:

Bảng 9: RỦI RO NÔNG HỘ THƯỜNG GẶP

STT Rủi ro Số quan sát Tỷ trọng (%)

1 Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) 51 42,50

2 Mất mùa hay dịch bệnh 36 30,00

3 Thành viên trong gia đình bị mất việc 2 1,67

4 Thành viên trong gia đình ốm đau 10 8,33

5 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 8 6,67

6 Khác: thiếu vốn, tai nạn, trộm cắp,… 13 10,83

Tổng cộng 120 100,00

40

Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có thể nói là nơi có đầy đủ các điều kiện: đất đai, thời tiết, khí hậu,… thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp. Trong các năm qua tình hình sản xuất của các nơng hộ ổn định, duy chỉ có năm 2011 việc sản xuất của các nơng hộ gặp rất nhiều khó khăn do lượng nước đột nhiên tăng cao trong khi nông dân lại khơng có biện pháp và kế hoạch phịng chống từ đầu. Chính vì thế, sản xuất nơng nghiệp chịu thiệt hại rất lớn, nhất là các nông hộ trồng những cây ăn trái lâu năm vì đây là những loại cây rất khó phục hồi một khi bị mất đi do thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch rất lâu.

Ngoài ra, một rủi ro khác cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của nơng hộ chính là mất mùa và dịch bệnh, chiếm 30%. Tình trạng sâu rầy ngày càng xuất hiện nhiều, trên phạm vi rộng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng nông sản. Khi xảy ra dịch bệnh, nông hộ phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để hạn chế những thiệt hại, dẫn đến chi phí sản xuất ngày một tăng khiến cho thu nhập của nông hộ giảm xuống đáng kể.

Giá cả sản phẩm thấp và không ổn định cũng là một rủi ro thường gặp của nơng hộ (chiếm 6,67%). Tình trạng trúng mùa được giá rất hay xảy ra do sản xuất manh mún, khơng có quy hoạch, chiến lược rõ ràng. Bên cạnh đó, do hình thức tiêu thụ nông sản chủ yếu là thương lái đến mua, nông hộ lại khơng có nhiều thơng tin về tình hình thị trường của các loại nơng sản nên dễ bị thương lái ép giá. Ngoài ra, rủi ro khi người thân trong gia đình bị ốm đau, bệnh tật, mất việc, thiếu vốn sản xuất cũng là những rủi ro thường gặp của nông hộ (chiếm 8,33%). Chính những loại rủi ro này buộc các nơng hộ phải vay vốn từ thị trường tín dụng phi chính thức do đây là khoản chi tiêu khẩn cấp, không thể chờ đợi được.

4.1.4.2. Hình thức thanh tốn trong chu trình sản xuất

a. Hình thức thanh tốn khi mua vật tư để sản xuất

Do đặc tính sản xuất nơng nghiệp theo thời vụ nên cứ đến mỗi khi cần dùng đến các loại vật tư nông nghiệp là các nông hộ sẽ đến những cửa hàng cung cấp vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu,…) để ứng trước vật tư. Nơng hộ có thể trả tiền vật tư ứng trước khi có tiền, tuy nhiên thông thường các nông hộ đợi đến lúc thu hoạch và bán nơng sản thì mới hồn trả số tiền đó. Đến khi

41

thu hoạch, nơng hộ cũng phải thuê thêm nhân công nếu sản xuất trên phạm vi lớn với số lượng sản phẩm nhiều trong khi gia đình khơng có nhân cơng. Kết thúc vụ sản xuất, nông hộ thu hoạch nông sản và bán cho thương lái để lấy tiền chi trả cho các khoản vật tư, nhân cơng,… đã ứng trước đó. Số tiền vật

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)