Khái qt mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ (Trang 67)

2.2 .Phương pháp nghiên cứu

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức

4.2.1.2. Khái qt mơ hình nghiên cứu

Đề tài sử dụng phần mềm STATA để hỗ trợ trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ. Phương pháp phân tích Probit được tác giả sử dụng trong đề tài này. Dưới đây là mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập tác động lên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức:

Tiepcan = β0 + β1Tuoi + β2Hocvan + β3Nghenghiep + β4Gioitinh + β5Nhankhau + β6Kcachhuyen + β7Quanhexh + β8Mucdich + β9Bangkhoan + β10Thunhap + β11Tongtaisan + β12Phichinhthuc.

Trong đó:

Tiepcan =

55

1: Có người thân làm việc ở cơ quan Nhà nước, TCTD 0: Khơng có 1: Chủ hộ là nam 0: Chủ hộ là nữ 1: Sử dụng vốn để sản xuất 0: Sử dụng vốn cho các mục đích khác 1: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 0: Khơng có 1: có vay phi chính thức

0: Khơng vay phi chính thức 1: Làm nơng 0: Nghề khác Nghề nghiệp = Giới tính = Quanhexh = Mucdich = Bangkhoan = Phichinhthuc =

4.2.2. Kết quả mơ hình hồi quy về việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ

4.2.2.1. Các kiểm định cần thiết

Như đã trình bày ở phần phương pháp luận, mơ hình chỉ có ý nghĩa và ước lượng được xem là có hiệu quả khi mơ hình khơng xảy ra các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Tác giả tiến hành các kiểm định để xem xét tính hiệu quả của mơ hình như sau:

a. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dùng lệnh hồi quy Imtest, White cho ra kết quả như sau: Giá trị Pvalue = 0,2241

Như vậy, ta thấy giá trị Pvalue > mức ý nghĩa α (1%, 5% và 10%). Kết luận: Chấp nhận giả thuyết H0: khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

56

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập đưa vào mơ hình, tác giả sử dụng kiểm định d của Durbin – Watson:

Với n = 120 và k = 12, tra bảng giá trị như sau:

Ứng với n = 100 và k = 12, ta được: dL = 1,292, dU = 1,816 (1) Ứng với n = 150 và k = 12, ta được: dL = 1,458, dU = 1,799 (2)

Vì số biến quan sát là 120 nên ta lấy trung bình các giá trị dL và dU vừa tính được từ (1) và (2), ta được: dU = 1,8075 và dL= 1,375. Chạy lệnh hồi quy dwstat trong mơ hình STATA để xác định giá trị d. Kết quả xác định là: d = 1,970394.

So sánh kết quả d vừa tìm được với những trường hợp trong quy tắc kiểm định. Ta có: dU = 1,8075 ≤ d = 1,970394 ≤ 4 - dU.

Như vậy, kết quả giá trị d thuộc miền chấp nhận giả thiết H0. Do đó, mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

c. Kiểm định đa cộng tuyến

Để kiểm định đa cộng tuyến, tác giả sử dụng lệnh hồi quy VIF trong phầm mềm STATA. Kết quả kiểm định được thể hiện như sau:

Bảng 19: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN

STT Biến độc lập VIF 1/VIF

1 Tổng tài sản 2,30 0,433966 2 Thu nhập 1,85 0,539709 3 Vay phi chính thức 1,78 0,561371 4 Mục đích 1,75 0,572808 5 Tuổi 1,60 0,624623 6 Nhân khẩu 1,40 0,715920 7 Học vấn 1,30 0,770803 8 Khoảng cách huyện 1,23 0,811714 9 Quan hệ xã hội 1,22 0,818263 10 Giấy chứng nhận bằng sử dụng đất 1,22 0,822120 11 Giới tính 1,18 0,848120 12 Nghề nghiệp 1,10 0,909153

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Ta có: VIF các biến giải thích < 10 nên các biến giải thích khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

57

4.2.2.2. Phân tích mơ hình hồi quy

Bảng 20: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MƠ HÌNH PROBIT Biến số Hệ số tương quan Giá trị Z Mức ý nghĩa Biến số Hệ số tương quan Giá trị Z Mức ý nghĩa

Hằng số -1,794 -0,98 0,328 Tuổi 0,001 0,06 0,949 Trình độ học vấn 1.101 3,01 0,003* Giới tính -0,762 -1,13 0,257 Nghề nghiệp 0,032 0,43 0,667 Nhân khẩu -0,057 -0,30 0,764 Khoảng cách huyện -0,104 -0,98 0,326 Quan hệ xã hội 0,628 1,43 0,152 Mục đích 0,947 1,82 0,069*** Bằng khoán 1.132 1,70 0,089*** Thu nhập 0,003 0,72 0,469 Tổng tài sản 0,000 0,64 0,522 Vay phi chính thức -1,680 -2,78 0,005* Tổng số quan sát 120 R-squared 0,5535 Giá trị χ2 0,0000

Ghi chú: *, **, *** có ý nghĩa thống kê tương ứng mức 1%, 5% và 10%

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Kết quả ước lượng cho thấy:

 χ2 của kiểm định F là 0,0000 < mức ý nghĩa α (1%, 5% và 10%) cho thấy mơ hình có ít nhất 1 biến có ý nghĩa.

 Trong 12 biến giải thích đưa vào mơ hình thì có 4 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa từ 1% đến 10% và các biến này có hệ số mang dấu đúng như kỳ vọng.

4.2.3. Phân tích tác động của các yếu tố nghiên cứu trong mơ hình hồi quy đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ

4.2.3.1. Các biến có ý nghĩa trong mơ hình

Dựa vào kết quả của mơ hình hồi quy, sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ:

 Trình độ học vấn của chủ hộ

Theo kết quả phân tích từ mơ hình hồi quy thì biến trình độ học vấn của chủ hộ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ ở mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này có ý nghĩa là nếu

58

các yếu tố khác khơng đổi, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ sẽ càng cao và ngược lại. Điều này chứng tỏ phát triển giáo dục sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ. Kết quả được giải thích là do những nơng hộ có trình độ học vấn cao sẽ thường hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả do họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hơn nữa, họ có thể lập kế hoạch xin vay vốn cũng như biết các thủ tục vay vốn, hồ sơ vay vốn nên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cao hơn.

 Mục đích vay vốn

Biến giải thích này cũng có mối tương quan thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức trong mơ hình ở mức ý nghĩa thống kê là 10%. Để được các ngân hàng xét cho vay thì nơng hộ phải trình bày được phương án vay để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mua máy móc, giống, thuê lao động và các khoản chi phí khác và khả năng sinh lời của phương án sản xuất. Khả năng nhận được vốn vay của các nông hộ này sẽ cao hơn các nông hộ vay vốn để tiêu dùng hay trả nợ. Tóm lại, khi các yếu tố khác khơng đổi thì hộ vay vốn chính thức vào mục đích sản xuất nơng nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay cao hơn các hộ vay vốn cho các mục đích khác.

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo kết quả ước lượng từ mơ hình cho thấy biến giải thích này có dấu dương, tức quan hệ tỉ lệ thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ ở mức ý nghĩa 10%. Nguyên nhân là do khi vay vốn từ các TCTD thì các nơng hộ ln được u cầu phải thế chấp tài sản. Do các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chỉ làm nghề nơng nên tài sản thế chấp chính là đất nơng nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đất thổ cư.

 Vay phi chính thức

Đây là biến duy nhất trong số các biến giải thích có ý nghĩa về mặt thống kê có quan hệ tỉ lệ nghịch với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ. Ngun nhân là do các nông hộ không đủ điều kiện vay vốn ở các TCTD buộc phải chuyển sang vay vốn ở thị trường tín dụng phi chính thức để trang trải cho các khoản chi tiêu cấp bách của mình. Thêm vào đó những khoản phát sinh của nơng hộ thường nhỏ, ở nhiều thời điểm khác

59

nhau, và mục đích chủ yếu là vay tiêu dùng nên rất khó tiếp cận với tín dụng chính thức. Hơn nữa, nông hộ chỉ thiếu vốn trong sản xuất vào những lúc mua phân bón, vật tư hay những lúc phát sinh những đợt sâu rầy, dịch bệnh đột xuất. Khi đó, các nơng hộ có xu hướng đến các đại lý bán vật tư để mua chịu vật tư từ đại lý dựa trên sự quen biết, uy tín của nơng hộ tại địa phương và nơng hộ có thể thanh tốn cho đại lý sau khi thu hoạch xong. Do thủ tục rườm rà, thời gian chờ đợi lâu nên nguồn tín dụng chính thức khơng được xem là lựa chọn hàng đầu của các nông hộ.

4.2.3.2. Các biến không có ý nghĩa trong mơ hình

Bên cạnh những yếu tố có tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ, có nhiều biến khơng có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân của các biến khơng có ý nghĩa được giải thích như sau:

 Tuổi của chủ hộ

Dù chủ hộ ở độ tuổi trung niên hay cao tuổi thì vẫn khơng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Nguyên nhân là do nếu chủ hộ cao tuổi thì con ruột hoặc dâu, rễ sẽ là người lao động chính trong gia đình và mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Cịn nếu chủ hộ ở tuổi trung niên thì chính họ là người lao động chính và tạo ra thu nhập chính trong gia đình. Khi gia đình xảy ra thiếu hụt về tài chính thì các thành viên cũng sẽ bàn bạc với nhau xem nên vay tiền từ nguồn nào, thơng thường thì người lao động chính trong gia đình là người hay đưa ra quyết định chứ không nhất thiết là chủ hộ. Có nhiều gia đình, chủ hộ chỉ là người đứng tên trong sổ hộ khẩu nhưng vì tuổi cao, đã mất sức lao động nên không tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập và họ cũng không tham gia vào việc đưa ra các quyết định chính trong gia đình. Chính vì vậy, tuổi của chủ hộ khơng có ảnh hưởng trong việc đưa ra quyết định tiếp cận với nguồn vốn vay.

 Giới tính của chủ hộ

Trong giai đoạn trước khi còn tồn tại lối suy nghĩ trọng nam khinh nữ thì người nam luôn là người nắm vai trò trụ cột, người đưa ra quyết định chính trong gia đình. Ngày nay, lối suy nghĩ đó đã dần khơng cịn nữa. Tuy người nam vẫn giữ vai trò là chủ hộ trong gia đình nhưng vai trị giữa nam và nữ trong gia đình được bình đẳng hóa. Cả nam và nữ đều có quyền như nhau

60

trong việc đưa ra các quyết định, bao gồm cả quyết định có vay vốn hay khơng và vay vốn từ nguồn nào. Có nhiều hộ gia đình dù chủ hộ là nam nhưng người nữ lại là người nắm quyền quản lí tài chính trong gia đình. Chính vì vậy, khi xảy ra việc thiếu hụt nhỏ trong lượng tiền trong chi tiêu thì chính họ mới là người đưa ra quyết định vay vốn.

 Nghề nghiệp của chủ hộ

Dù làm nghề gì đi nữa thì chủ hộ thường rất e ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Nguyên nhân chủ quan là do trình độ học vấn của nông hộ thấp nên ngại tiếp xúc với các thủ tục phức tạp. Khi muốn vay vốn từ các TCTD, những nơng hộ khơng phân biệt có nghề nghiệp là gì chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu vay vốn và chứng minh năng lực sử dụng vốn vay hiệu quả và khả năng trả nợ vay cho các TCTD thì sẽ được vay. Chính vì vậy, nghề nghiệp của chủ hộ không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của nơng hộ.

 Số lượng nhân khẩu

Qua khảo sát, số lượng nhân khẩu bình qn khơng cao, khoảng 4,64 người/hộ. Ngày nay, các hộ gia đình đã ý thức hơn trong việc sinh con, mỗi gia đình chỉ có từ 2 – 3 con để đảm bảo ni dạy tốt. Các gia đình tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mình mà sinh số con phù hợp. Vì vậy, số lượng thành viên của từng nông hộ trên địa bàn quan sát khơng có sự chênh lệch nhiều. Các nông hộ luôn cố gắng cân đối các khoản chi tiêu để không phải vay nợ. Thu nhập nhiều thì tiêu dùng nhiều, thu nhập ít thì tiêu dùng ít. Các nơng hộ dù đơng nhân khẩu hay ít nhân khẩu cũng chỉ muốn tiêu dùng trong khoản tiền mà mình kiếm được chứ khơng muốn vay mượn do tâm lí khơng thích thiếu nợ hoặc e ngại khơng có khả năng trả nợ. Chính vì vậy, quyết định có vay vốn hay khơng và vay từ nguồn nào không phụ thuộc vào số lượng nhân khẩu của từng nông hộ.

 Khoảng cách huyện

Khoảng cách từ nông hộ đến trung tâm huyện không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ. Các nông hộ dù ở gần hay xa TCTD thì cũng phải trải qua quy trình thẩm định như nhau trước khi TCTD ra quyết định có cho nơng hộ vay hay khơng. Các thơng tin về vốn

61

chính thức từ các TCTD cũng rất hiếm, vì vậy khơng có sự khác biệt về khả năng tiếp cận nguồn thông tin này giữa các nông hộ ở gần hay ở xa TCTD.

 Quan hệ xã hội

Khi biết các thơng tin về chương trình vay vốn ưu đãi từ người thân hay bạn bè làm ở các ngân hàng, chính quyền địa phương, các nông hộ thường cho những người khác biết và cùng rủ nhau tham gia vay vốn từ các chương trình này. Vì vậy, việc có vay vốn hay khơng là tùy vào nhu cầu cũng như năng lực trả nợ của từng hộ. Hơn nữa, những người được vay cũng phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định khi vay vốn và cũng phải làm theo đúng quy trình tín dụng bởi vì người giới thiệu (người làm trong TCTD hay chính quyền địa phương) cũng sợ bị ảnh hưởng uy tín nếu người vay vốn khơng sử dụng vốn đúng mục đích hoặc khơng có khả năng trả nợ. Mặt khác, ban lãnh đạo chính quyền các cấp trên địa bàn quan sát cũng quan tâm nhiều đến công tác kiểm tra, giám sát về việc phổ biến thông tin vay vốn đến với các nông hộ, hạn chế tình trạng thơng tin chỉ đến được với những người thân, bạn bè của những người có mối quan hệ với những thành viên làm trong chính quyền địa phương.

 Thu nhập và tổng tài sản của chủ hộ.

Những nơng hộ có tài sản nhiều hay ít, có thu nhập bình qn cao hay thấp không quan trọng với điều kiện là nông hộ đảm bảo được khả năng trả nợ cho TCTD. Nguyên nhân là do các nông hộ trên địa bàn huyện có nghề nghiệp chính là nghề nông, thu nhập chủ yếu là trồng lúa và cây ăn trái. Như đã biết, sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống, quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu thì rất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, thu nhập của nơng hộ không được đảm bảo chắc chắn do tác động của thiên tai, điển hình như lũ lụt năm 2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng nông sản trong năm qua.

Cơ sở đảm bảo khả năng trả nợ chính là tài sản làm thế chấp, thường gặp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất thổ cư.

62

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NƠNG HỘ

Tín dụng chính thức là một nguồn vốn đóng vai trị rất quan trọng trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vốn của nông hộ. Trong phần 4.2.3.1 tác giả đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Do đó, chương này sẽ đi sâu vào những nhược điểm của những nhân tố đó để tìm ra ngun nhân hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng hộ. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nơng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)