Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu và các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đào tạo nghề cho lao động xuất

1.2.4. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu và các tiêu chí đánh giá

đánh giá

1.2.4.1. Khái niệm

Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả như mong muốn khi con người thực hiện hành động. Trong kinh tế học, hiệu quả được hiểu là khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, các chủ thể tham gia là học viên, các cơ sở đào tạo, nhà nước. Xem xét hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu đứng trên góc độ mỗi chủ thể khác nhau thường có quan điểm và cách đánh giá khác nhau. Cụ thể:

(i) Đối với học viên: hiệu quả đào tạo nghề thể hiện ở những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà họ tích lũy được sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Dựa trên những kiến thức, kỹ năng này họ có thể tìm được việc làm với thu nhập đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình.

(ii) Đối với cơ sở đào tạo, hiệu quả đào tạo được xác định trên cơ sở tương quan những chi phí cơ sở đào tạo chi ra đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, những đổi mới về nội dung, phương pháp, nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên với chất lượng học viên sau khi tốt nghiệp về cơ cấu trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, mức độ phù hợp với yêu cầu của xã hội… từ đó góp phần nâng cao uy tín của cơ sở đào tạo.

(iii) Đối với nhà nước, hiệu quả đào tạo nghề thể hiện thông qua hoạt động đầu tư của nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, các chính sách pháp luật đảm bảo cơ chế hoạt động cho các cơ sở đào tạo nghề nằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở này, góp phần tạo ra lực lượng lao động có chất lượng và quy mơ đủ lớn, cơ cấu về ngành nghề, giới tính, độ tuổi phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ.

1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá

Từ khái niệm về hiệu quả đào tạo nghề ở trên, muốn đánh giá được mức độ hiệu quả của quá trình đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, luận văn đưa ra các tiêu chí như sau:

Chất lượng đào tạo cơ bản: Tiêu chí này nhằm đánh giá sự phù hợp của

nội dung chương trình đào tạo, bao gồm nội dung đào tạo về chuyên môn, tay nghề và các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thơng tin, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Việc đào tạo nâng cao tay nghề, trang bị các kỹ năng lao động và đạo

đức nghề nghiệp cần thiết giúp cho người lao động đáp ứng được những tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động của lao động Việt Nam so với lao động các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tính đồng bộ về các mặt chủ yếu của người lao động xuất khẩu:

Người lao động sau khi được đào tạo ngồi việc được trang bị về chun mơn kỹ thuật còn phải trau dồi các kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu cơng việc và thích nghi với thực tế trong quá trình lao động tại quốc gia tiếp nhận. Nếu chỉ chú trọng đến rèn luyện tay nghề, người lao động có thể kém về khả năng tổ chức quản lý, khả năng làm việc nhóm, năng lực chia sẻ và hịa nhập kém. Từ đó, người lao động chỉ được đánh giá ở mức độ thấp, được sắp xếp làm các cơng việc khơng địi hỏi khắt khe về trình độ chun mơn và kỹ năng nghề, những cơng việc vất vả, có thu nhập khơng cao và ít có cơ hội làm việc ở những vị trí cao hơn.

Năng lực, phẩm chất đạo đức, trí tuệ của người lao động xuất khẩu:

Tiêu chí này nhằm đánh giá ý thức cộng đồng, ý thức tơn trọng pháp luật, khả năng thích ứng, hội nhập văn hố - xã hội của người lao động với quốc gia tiếp nhận lao động. NLĐ được đào tạo bài bản, có ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt sẽ góp phần hạn chế những vi phạm nội quy lao động và đạo đức nghề nghiệp, hạn chế tình trạng lao động khơng có thiện chí hợp tác với chủ sử dụng lao động, với đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài để thương lượng, giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, tự ý đình cơng, lãn cơng, đưa ra những yêu sách bất hợp lý đối với chủ sử dụng lao động hoặc gây ra các vụ đánh nhau, trộm cắp,... Như vậy, việc đáp ứng tốt tiêu chí này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam, ổn định thị trường tiếp nhận lao động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)