Tổng quan về xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

3.1. Tổng quan về xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 2018

Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã ký kết và triển khai nhiều hiệp định và thỏa thuận về hợp tác lao động mới với một số nước tiếp nhận lao động như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan,... Quan trọng nhất là ký lại Bản Ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (MOU) vào ngày 17/5/2016 sau gần 4 năm gián đoạn, mở ra cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS cho nhiều người lao động Việt Nam.

Bảng 3.1: Xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Số LĐ: Người; Tỷ trọng: % Năm Tổng LĐ xuất khẩu

Các nước tiếp nhận lao động

Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Các

quốc gia khác Số LĐ trọng Tỷ Số LĐ trọng Tỷ LĐ Số trọng Tỷ Số LĐ trọng Tỷ 2015 115.980 67.121 57,87 27.010 23,29 6.019 5,19 15.830 13,65 2016 126.296 68.244 54,03 39.938 31,62 8.442 6,68 9.672 7,66 2017 134.751 66.926 49,67 54.504 40,45 5.178 3,84 8.143 6,04 2018 142.860 57.268 40,09 61.004 42,7 6.020 4,21 18.568 13

Năm 2016, Việt Nam có tổng số 126.296 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 8,99% so với năm 2015 và vượt 26,29% so với kế hoạch đề ra. Chỉ trong tháng 12 năm 2016, các doanh nghiệp đã cung ứng được 17.766 lao động, tăng 75,55% so với tháng 11.

Cụ thể, tổng số lao động đi làm việc tại thị trường khu vực Đông Bắc Á trong năm 2016 là 116.948 người, chiếm tỷ trọng 92,6% tổng số đưa đi, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động đi làm việc tại thị trường Đài Loan là 68.244 người, chiếm 58,35% số lao động đưa đi trong khu vực này. Thị trường Nhật Bản có 39.938 người, tăng 47,86% so với số lao động đưa đi năm 2015, và riêng chỉ trong tháng 12 năm 2016, con số này là 6.345 người. Đây cũng là con số cung ứng lao động sang làm việc tại Nhật cao nhất so với các năm đã qua. Đồng thời, số lao động cung ứng trong tháng 12 cũng là con số cung ứng đạt mức kỷ lục của một tháng.

Thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 tiếp nhận tổng số 8.442 lao động. Năm 2016, quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường này tăng 40,25% so với năm 2015. Các thị trường khác như: Ma Cao là 266 người, Hồng Kông với 11 người.

Năm 2016, ở khu vực Đơng Nam Á có tổng số 2.109 lao động Việt Nam đến làm việc, chiếm 1,67% tổng số lao động đưa đi, giảm 71,45% so với năm 2015. Đáng chú ý, chỉ có hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam là Malaysia và Singapore. Trong đó, Singapore được đánh giá là thị trường địi hỏi người lao động khơng chỉ có tay nghề cao mà cần cả trình độ tốt về ngoại ngữ.

Cũng trong năm 2016, thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 5.641 lao động Việt Nam, chiếm 4,46% tổng số lao động đưa đi, tăng

10,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2015, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 4 thị trường có số lượng đáng kể là UAE với 616 người, Israel với 250 người, Qatar với 702 người và Ả Rập Xê – út với 4.033 người.

Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi năm 2016 là 1.223 người, chiếm 0,97% tổng số lao động đưa đi, giảm 40,48% so với năm 2015.

Trong năm 2016, lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 375 người, chiếm 0,3% tổng số lao động đưa đi. Đáng chú ý, cũng trong năm 2016, một số doanh nghiệp đã xúc tiến đưa lao động vào các thị trường mới như: Thổ Nhĩ Kỳ với 136 người và CHLB Đức với 78 người. Cho đến nay, số lao động này đều có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Các thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, sự gia tăng lớn hơn cả vẫn là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Trong khi đó, thị trường khu vực Trung Đơng có xu hướng tăng so với năm 2015, còn thị trường các nước Đông Nam Á giảm mạnh so với trước, đặc biệt thị trường Malaysia có sự sụt giảm đáng kể.

Trong năm 2017, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt 134.751 người, đạt 128,3% kế hoạch, tăng 6,7% so với năm 2016.

Một số thị trường XKLĐ chính vẫn tiếp tục gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam. Đáng chú ý, thị trường Nhật Bản trong những năm qua luôn dẫn đầu về số lượng lao động Việt Nam được tiếp nhận làm việc với 54.504 lao động (lao động nữ chiếm 44,95%); thị trường Đài Loan là 66.926 lao động; thị trường Hàn Quốc với 5.178 lao động; thị trường Ả rập Xê út là 3.626 lao động; thị trường Malaysia với 1.551 lao động; thị trường Algeria với 760 lao động,…

Tính đến hết tháng 11/2017, số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan là 206.184 người, chiếm 30% thị phần (cùng kỳ năm 2016 là 29,3%), đứng thứ hai sau Indonesia, trong đó lao động làm việc ở ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội chiếm 13%.

Tính đến hết tháng 12/2017, số lượng thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người, vượt Trung Quốc; và Việt Nam trở thành nước có số lượng thực tập sinh phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản. Trong năm 2017, một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng những nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt và có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao… tạo ra nhiều cơ hội làm việc hơn cho người lao động Việt Nam khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngồi. Đây là những tín hiệu tích cực trong việc giữ vững, phát triển thị trường truyền thống và mở rộng, phát triển thị trường lao động mới ở ngoài nước.

Trong năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 người, vượt 30% so với kế hoạch đề ra. Đông Bắc Á là khu vực tiếp nhận đông lao động Việt Nam đến làm việc nhiều nhất với 124.591 người, chiếm tỷ trọng 95,05% tổng số đưa đi, tăng 11,18% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm 2017. Cũng trong khu vực Đông Bắc Á, Đài Loan tiếp tục là thị trường dẫn đầu về quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam với 57.268 người, bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận gần 5.206 người. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với 61.004 người; Hàn Quốc với 6.020 người;

Macao là 242 người; Trung Quốc với 34 người và Hồng Kơng là 23 người. Cịn ở khu vực Đông Nam Á, quy mô tiếp nhận lại khá khiêm tốn chỉ với 1.180 lao động Việt Nam, tập trung chủ yếu ở 4 thị trường là Malaysia, Singapore, Philippine và Lào. Tại thị trường các nước khu vực Trung Đông, quy mô tiếp nhận là 2.687 lao động, chiếm 2,05% tổng số lao động đưa đi. Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc ở 5 quốc gia như: UAE, Ả rập Xê-út, Quatar, Cô oét và O man. Tuy nhiên, cả 5 thị trường này đều có sự sụt giảm lao động đáng kể. Đối với một số thị trường mới như khu vực các nước châu Âu, hiện đang tiếp nhận 1.656 người, chiếm 1,26% tổng số lao đông đưa đi các nước. Một số nước có quy mơ tiếp nhận đáng kể là Rumani, Slovakia, Ba Lan, Cộng hòa Sip. Tuy nhiên, ở một số thị trường như Nga, Belarus, Bồ Đào Nha, Italia, Hungari… việc tiếp nhận lao động Việt Nam mới chỉ ở quy mô rất nhỏ. Tuy vậy, cho đến nay, nhìn chung số lao động trên đều có việc làm ổn định và thu nhập tốt hơn so với các khu vực khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)