CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế xã hội của đào tạo nghề cho ngƣời lao
3.3.2. Những hạn chế lớn và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của Việt Nam còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, đáp ứng chưa tốt, chưa kịp yêu cầu và những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường tiếp nhận lao động. Sự phân hóa các thị trường tiếp nhận lao động ngày càng cao, các thị trường có mức thu nhập tốt như châu Âu, Úc, Canada… thường địi hỏi lao động có kỹ năng, trình độ chun mơn kỹ thuật cao, có kỷ luật lao động… nhưng lực lượng lao động xuất khẩu ở nước ta hiện nay hầu hết vẫn còn chưa đáp ứng được.
Các cơ sở đào tạo của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay chủ yếu mới dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết tối thiểu cho
người lao động, các ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Học viên sau khi trải qua đào tạo vẫn còn nhiều người chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp tiếp nhận lao động cả về trình độ chun mơn và ngoại ngữ...; nhiều lao động đã bị trả về sau một thời gian ngắn do không đáp ứng được về chuyên môn, sức khỏe,…
Dù chủ trương đẩy mạnh phối hợp giữa các trường nghề và doanh nghiệp đã được triển khai; song trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa mấy mặn mà, cịn phía nhà trường vẫn thiếu chủ động trong liên kết đào tạo nghề cho sinh viên. Nhiều cơ sở dạy nghề không nắm được nhu cầu của các doanh nghiệp để đào tạo; cịn doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì khơng tìm được lao động đạt trình độ tay nghề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Việc đào tạo của phần lớn cơ sở dạy nghề cịn hạn chế ở tính phù hợp với nơi làm việc, người học sau tốt nghiệp vẫn thiếu các kỹ năng thực hành, thiếu kiến thức về quy trình sản xuất, thiếu tính chủ động và biện pháp xử lý phù hợp, d làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất,...
Việc tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau, chủ yếu từ các địa phương, từ nhà máy, xí nghiệp; nhưng đại bộ phận số lao động có nghề đều đã được đào tạo trong các trường dạy nghề, sự hợp tác giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ sở dạy nghề trong dạy nghề, huấn luyện, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngồi cịn nhỏ lẻ, có tính chất thời vụ, chưa có chiến lược lâu dài. Số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến tuyển trực tiếp tại các cơ sở dạy nghề tăng nhưng quy mơ cịn nhỏ.
Mặt khác, công tác đào tạo nghề đã được quan tâm nhưng chất lượng đào tạo lại chưa được kiểm định, đánh giá đúng mức. Do đó cịn tình trạng
đào tạo tràn lan, chỉ chú trọng đến quy mô mà chưa tập trung nâng cao chất lượng.
Trong những năm gần đây, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy và học, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên; tuy nhiên nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hành cho học viên còn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bước đầu đã được rà soát theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập; Nghị quyết số 08-NQ/CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; tuy nhiên vẫn cịn tình trạng chồng chéo, phân tán, trùng lắp ngành, nghề đào tạo.
Đứng trên góc độ quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, việc triển khai một số chính sách mới về địa phương còn lúng túng, thực hiện chưa thống nhất; đội ngũ cán bộ, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và địa phương còn thiếu và một số bộ phận còn hạn chế về năng lực,…
3.3.2.2. Nguyên nhân
Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu còn bộc lộ những hạn chế như đã phân tích ở trên, bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Nếu nhìn thẳng vào thực tế, phải thừa nhận rằng, cho đến nay, Nhà nước ta chưa xây dụng được những chiến lược, kế hoạch thực sự khoa học về đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.
Mặt khác, công tác quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề xuất khẩu nói riêng cũng cịn nhiều mặt bất cập. Sự tồn tại dai dẳng của những quan niệm và thói quen quản lý lỗi thời như quan liêu, chủ quan, thiếu đồng bộ của các cấp cán bộ quản lý; sự nhận thức chưa rõ ràng về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu đã dẫn đến những yếu kém trong công tác quản lý hoạt động XKLĐ.
Trên thực tế chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ cấp trung ương với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; vì vậy, các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp XKLĐ để có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó, việc quản lý và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp tham gia hoạt động XKLĐ cũng thiếu chặt chẽ. Trong 04 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng thì về cơ bản mới chỉ quản lý được hình thức dịch vụ và sự nghiệp; cịn hình thức trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài; thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân vẫn chưa được quản lý đầy đủ và sâu sát. Ngồi ra, cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động XKLĐ tuy có được tiến hành nhưng chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.
Về phía người học
- Yếu tố đầu vào rất quan trọng vì đó là khả năng nhận thức, học hỏi của học viên. Một bộ phận lớn người tham gia học nghề nhằm xuất khẩu lao động là những người có học lực yếu, trung bình, lao động thất nghiệp tại các vùng
nông thôn. Chất lượng đầu vào kém đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.
- Ý thức tự học và tự hoàn thiện của đa số học viên vẫn còn yếu. Chủ yếu là học thụ động và nhiều khi mang tính chất đối phó.
Về phía các cơ sở đào tạo nghề
- Phần lớn các cơ sở đào tạo nghề, về cơ bản, chỉ tập trung đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo khả năng đã có mà chưa chú trọng đào tạo theo yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động.
- Nội dung chương trình cịn cứng nhắc, chưa cập nhật được những thông tin gắn với tiến bộ khoa học cơng nghệ hiện đại. Giáo trình cịn nặng về lý thuyết, tài liệu học tập và nghiên cứu còn nghèo nàn, chưa đa dạng.
- Thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực thực hiện cơng tác giảng dạy. Nhiều trường do thiếu giáo viên nên đội ngũ trợ giảng mới ra trường, đã phải lên lớp giảng dạy; đội ngũ giáo viên cơ hữu chiếm tỷ lệ không cao.
- Phương pháp dạy học phần lớn là theo phương pháp truyền thống, khơng khuyến khích được tính sáng tạo của người học, d gây nhàm chán đối với đại bộ phận học viên. Một số nơi cũng đã áp dụng phương pháp dạy học hiện đại nhưng con số này cịn rất nhỏ và lại khơng thường xun.
- Nhiều trường hiện nay còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong cải tiến, đổi mới chất lượng đào tạo.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu; thiếu nghiêm trọng những máy móc, thiết bị hiện đại. Mặc dù được xây dựng khang trang về trường sở nhưng thư viện, xưởng thực hành, phịng thí nghiệm khơng được chú trọng đầu tư
(có những trường khơng có), ảnh hưởng trực tiếp đến việc học kỹ năng của sinh viên.
Về phía doanh nghiệp và xã hội
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mặc dù có nhu cầu ngày càng lớn về sử dụng lao động kỹ thuật; nhưng vẫn chưa thực sự chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để khai thác các sản phẩm đầu ra này, mà chỉ quan tâm đến tuyển lao động khi họ cần.
- Lực lượng lao động tham gia xuất khẩu là lực lượng gồm nhiều thành phần khác nhau về trình độ, về hồn cảnh gia đình, về khả năng tiếp thu... Nhưng việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động; về luật Lao động của Việt Nam; về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với công tác xuất khẩu lao động để mọi người hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia xuất khẩu lao động còn rất hạn chế. Các cơ quan chức năng cũng chưa thực sự chú trọng đến việc nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành pháp luật lao động, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc, để người lao động thực hiện hợp đồng thuận lợi hơn, tránh tình trạng bỏ lỡ hợp đồng,…
Tóm lại, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu của Việt Nam
những năm gần đây cịn có những bất cập nhất định và nguyên nhân của sự yếu kém đó xuất phát từ nhiều phía khác nhau. Do đó cần phải có các giải pháp thiết thực và phù hợp, để nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo nghề và góp phần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM THAM GIA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN
NĂM 2025