Những kết quả nổi bật

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế xã hội của đào tạo nghề cho ngƣời lao

3.3.1. Những kết quả nổi bật

Trong những năm qua, với sự phân hóa mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu lao động, để đến được những thị trường có thu nhập cao địi hỏi người lao động phải có trình độ chun mơn, ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nắm bắt xu thế này, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, và sự tham gia đồng bộ của các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, công tác đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu đã đạt được một số kết quả đáng chú ý dưới đây:

Thứ nhất: Số lượng lao động xuất khẩu được đào tạo theo quy trình bài

bản hơn ngày càng tăng lên. Năm 2015 đã có 59.672 người tham gia xuất khẩu lao động được đào tạo và đến năm 2018 là 81.520 người. Các ngành nghề được đào tạo cũng được mở rộng hơn, đa dạng hơn và tập trung chủ yếu là các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp như điện tử, xây dựng, may mặc, cơ khí, cơng nghệ chế biến thực phẩm,… Đây đều là những nghề địi hỏi có kỹ thuật, giá trị sản phẩm tạo ra cao hơn.

Thứ hai: Đã có sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của các cấp,

ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của đào tạo nghề cho người lao động xuất khẩu; từ đó từng bước tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm -

đặc biệt ở các vùng nông thơn và góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ ba: Chất lượng đào tạo nghề đã được cải thiện tốt dần lên. Người

lao động xuất khẩu ngoài việc được đào tạo chuyên môn về nghề, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp, còn được trang bị các kiến thức về văn hóa bản địa của nước tiếp nhận; qua đó tạo cơ sở để hình thành tác phong, kỷ luật lao động, từng bước nâng cao chất lượng của lao động xuất khẩu, tiếp cận với những thị trường lao động thu nhập cao.

Thứ tư: Cùng với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các cơ sở dạy nghề đã cố gắng huy động các nguồn lực khác để tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị dạy và học, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên; đồng thời mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo trên từng địa bàn và trong cả nước để mở rộng qui mô và phạm vi đào tạo, đem lại bước phát triển mạnh hơn trong công tác dạy nghề.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)