CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
4.4. Một số kiến nghị
4.4.5. Kiến nghị với các cấp chính quyền ở địa phương
Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XKLĐ, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia XKLĐ.
Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, các khoản chi phí mà người lao động phải đóng góp, các chính sách ưu đãi hỗ trợ của tỉnh, thành phố về đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cần thiết, các chính sách cho vay của Nhà nước để trang trải chi phí ban đầu của người lao động... để ngăn chặn các thông tin không đúng về XKLĐ, giảm thiểu các chi phí phát sinh bất hợp lý cho người tham gia XKLĐ.
Quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các đồn thể xã hội để phối hợp vận động quần chúng tham gia thực hiện chủ trương tạo việc làm cho người lao động ở ngoài nước.
Thành lập các đầu mối giúp việc về XKLĐ các cấp với những hình thức phù hợp để giúp Uỷ ban nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch cung ứng lao động xuất khẩu, khảo sát nắm nguồn lao động trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thường xuyên các đầu mối giúp việc về XKLĐ của tỉnh, huyện, địa phương trong việc lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp XKLĐ, tuyển chọn, đào tạo người tham gia XKLĐ, cho vay vốn và đơn giản hoá các thủ tục trong quá trình thực hiện các hợp đồng XKLĐ đã ký kết; kiểm tra và giải quyết kịp thời
các vấn đề tranh chấp trong hoạt động XKLĐ giữa các doanh nghiệp, người lao động và gia đình họ theo các quy định của pháp luật.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người tham gia XKLĐ; tổ chức thực hiện nghiêm túc các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách trong việc giải quyết việc làm trong và ngoài nước.