Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp logic – lịch sử

Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện đã di n ra dưới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu của quá trình. Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng và sẽ di n ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Phương pháp logic được sử dụng để xây dựng kết cấu luận văn, đặc biệt xây dựng khung lý thuyết về đào tạo nghề xuất khẩu lao động. Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng trong Chương 3 để nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua.

2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó; từ đó hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thơng qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thơng qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với q trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong Chương 3, Chương 4. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích cơ sở khoa học để lựa chọn, xác định các nhân tố

ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu. Các nhân tố bao gồm: nhân tố thị trường tiếp nhận lao động, nhân tố thuộc về môi trường trong nước,...

Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao

động xuất khẩu.

Thứ ba, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới thị trường xuất

khẩu lao động.

Thứ tư, phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.

2.2.3. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau; mặt khác lại có sự biến động khơng ngừng theo khơng gian và thời gian. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra, thống kê cho phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh, nhằm thu được thơng tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến ở Chương 1, Chương 2, Chương 4 của luận văn.

Ở Chương 1, luận văn thống kê và mơ tả khái qt các cơng trình nghiên

Ở Chương 2, luận văn mơ tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

trong luận văn.

Ở Chương 3, sau khi thu nhập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng

hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tương đối, bình quân về xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu; tác giả tiếp tục mô tả quy mô và sự biến động của tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời gian qua.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp này là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong những điều kiện, hồn cảnh chi phối chúng, cho phép nhìn rõ những nét tương đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác. So sánh, đối chiếu số liệu và kết quả thu thập được, vận dụng phương pháp logic để phát hiện vấn đề cần giải quyết.

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp so sánh trước hết để thấy được sự khác biệt giữa xuất khẩu lao động của một số quốc gia so với Việt Nam và rút ra được những kinh nghiệm cần học hỏi, ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay. Tiếp đó, tác giả sử dụng so sánh đối chiếu số liệu giữa các năm báo cáo, đánh giá các chỉ tiêu và nhận định xu hướng di n biến của hoạt động xuất khẩu lao động và đào tạo nghề trong thời gian tới như thế nào.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM THAM GIA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)