1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đào tạo nghề cho lao động xuất
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu
động xuất khẩu
1.2.5.1. Nhân tố về thị trường xuất khẩu lao động
“Các thị trường chính tiếp nhận lao động Việt Nam xuất khẩu trong thời gian qua có những đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề, cụ thể:
Một là, đơn vị tiếp nhận lao động ở nước ngồi thường có những u
cầu, địi hỏi cao về trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp cũng như thái độ, tác phong lao động… của NLĐ.
Hai là, tại tất cả các thị trường tiếp nhận lao động ngoài nước, tiền
lương, tiền công của NLĐ nước ngồi nói chung và lao động Việt Nam nói riêng đều thấp hơn so với mặt bằng chung tại đó.
Ba là, tốc độ gia tăng dân số nhanh trong những năm gần đây dẫn đến
sự gia tăng nhanh chóng về lực lượng lao động, các quốc gia bắt đầu xu hướng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ khiến cho sự canh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các nước XKLĐ.
Từ đó có thể nhận thấy nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc ở một số quốc gia chính như sau:
Ở Đơng Nam Á, thị trường trọng điểm là thị trường Malaysia – thị trường có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động với chi phí thấp. Phần lớn NLĐ Việt Nam là lao động phổ thơng, trình độ tay nghề thấp hoặc chưa có nghề, có nhu cầu tham gia XKLĐ để có việc làm, tìm kiếm thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo, do vậy Malaysia vẫn là thị trường phù hợp nhất.
Ở các thị trường thuộc khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan chủ yếu cần nhiều lao động có trình độ tay nghề cao. Các ngành nghề như dệt may, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, xe đạp đang có nhu cầu
tiếp nhận lượng lao động lớn vào làm việc. Ở thị trường Hàn Quốc, Việt Nam và 14 quốc gia khác đã ký chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) tham gia làm việc ở Hàn Quốc mở ra cơ hội lớn cho NLĐ Việt Nam có nhu cầu tìm việc làm ở Hàn Quốc - một nền kinh tế phát triển có nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông tương đối cao trong những năm gần đây. Thị trường Nhật Bản những năm vừa qua đã tiếp nhận một lượng lớn lao động Việt Nam dưới hình thức tu nghiệp sinh. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản ngày càng tăng mở ra cơ hội rất lớn cho thị trường XKLĐ ở Việt Nam. Đáng lưu ý là, kể từ tháng 4/2019, chính phủ Nhật Bản bắt đầu Chương trình cấp tư cách cư trú “lao động có kỹ năng đặc biệt” cho những lao động làm việc trong 14 ngành đang thiếu nhân cơng, trong đó có các nhà dưỡng lão và nhà hàng,… Mục tiêu của chương trình này trong vịng 5 năm tới là thu hút 345.000 lao động nước ngồi có kỹ năng đặc biệt. Đây là cơ hội cho xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản; song thách thức cũng rất lớn.
Ở khu vực Trung Đơng, châu Phi có có sự phân biệt rõ rệt về thu nhập của NLĐ có nghề và chưa có nghề. Những NLĐ chưa có nghề vẫn được tiếp nhận làm việc nhưng thu nhập rất thấp. Ngược lại, những lao động có trình độ tay nghề cao được tiếp nhận làm việc với mức lương cao hơn hẳn và nhu cầu tiếp nhận cũng ngày càng gia tăng.
Các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ là những thị trường có yêu cầu cao hơn cả về điều kiện tiếp nhận lao động nước ngồi về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng… nhưng cũng tương xứng với mức thu nhập cao mà họ trả cho NLĐ.
Như vậy, có thể thấy một số thị trường truyền thống như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay vẫn có thể tiếp nhận lao động phổ
thông, không yêu cầu quá khắt khe về ngoại ngữ và tay nghề. Bên cạnh đó, nhiều thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài đã và đang đưa ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của NLĐ được tiếp nhận. Từ đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu là một tất yếu khách quan, là trách nhiệm không của riêng các cơ sở đào tạo mà của cả toàn xã hội. Việc đào tạo nâng cao tay nghề, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng cần thiết, đạo đức nghề nghiệp, các chính sách pháp luật cũng như phong tục tập quán của nước tiếp nhận sẽ giúp NLĐ d dàng thích nghi với môi trường làm việc, nâng cao chất lượng lao động góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của NLĐ Việt Nam với các nước XKLĐ khác trong khu vực và trên thế giới.
1.2.5.2. Nhóm nhân tố liên quan đến mơi trường trong nước
Nhu cầu về lao động trong nước
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Việt Nam. Theo đó, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển NNL theo nhu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động, tập trung đào tạo NNL chất lượng cao cho các ngành kinh tế trọng điểm.
Chiến lược Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 cũng chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc phát triển dạy nghề; việc làm này địi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng, các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ sở dạy nghề, đơn vị sử dụng lao động và NLĐ để thực hiện đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, vì:
Một là: Mối quan hệ giữa đào tạo NNL và nhu cầu xã hội về lao động
việc làm có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, có thể được hiểu theo quan hệ Cung – Cầu về lao động. Hệ thống đào tạo nghề thực hiện đào tạo và cung cấp NNL đáp ứng u cầu về trình độ chun mơn, kỹ năng nghề cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo phù hợp về cơ cấu lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì tiêu chuẩn về trình độ của NLĐ lại càng được nâng cao, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện phát triển và ngược lại.
Hai là: Thông qua thị trường lao động, có thể coi nhu cầu xã hội về lao
động là mối quan hệ “Khách hàng”. Cụ thể, mối quan hệ khách hàng này có thể được phân loại như sau:
- Người học: họ lựa chọn nghề, trình độ, chương trình và thời gian đào tạo phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân để có cơ hội tìm kiếm việc làm, hoặc tự tạo việc làm hoặc nâng cao trình độ và sở thích của bản thân sau khi tốt nghiệp.
- Các chủ sử dụng lao động: họ là những người trực tiếp sử dụng lực lượng lao động đã qua đào tạo từ các cơ sở đào tạo nghề. Để tăng năng suất lao động góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do họ cung cấp địi hỏi NLĐ phải có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của chủ sử dụng. Do vậy, các cơ sở đào tạo nghề phải đào tạo được một lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động trong xã hội. Có thể nói, sản phẩm của các cơ sở đào tạo nghề - NLĐ - là hàng hóa mà họ cung cấp ra thị trường lao động cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động trong xã hội.
- Chính phủ, các cơ quan quản lý, các cơ quan chính quyền địa phương: tùy theo yêu cầu chung hoặc những yêu cầu đặc thù (ví dụ nhu cầu đặc thù đối với những nghề kỹ thuật cao, những nghề nặng nhọc, những nghề thị trường lao động cần nhưng ít người theo học, đào tạo cho đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số…).
Các hình thức được áp dụng hiện nay là: đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ…Với cùng một cấp trình độ và ngành nghề đào tạo, các loại khách hàng khác nhau có các nhu cầu cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và chất lượng khác nhau, đặc biệt là nhu cầu về trình độ kiến thức, kỹ năng nghề, năng lực thực hiện, phẩm chất chính trị và đạo đức của người tốt nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định được nhu cầu chung và các nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng để thiết kế và tổ chức quá trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và của các loại khách hàng khác nhau.
Yếu tố thuộc quá trình đào tạo
Nội dung chương trình đào tạo:
Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Những câu hỏi chính phải trả lời rõ khi thiết kế nội dung chương trình là: Dạy cái gì? Dạy như thế nào?
Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế bao gồm: Các kiến thức cần đào tạo, thời gian đào tạo; kết cấu về thời lượng đào tạo lý thuyết và thực hành,…
Một số vấn đề cần chú ý nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo như:
- Bổ sung, cập nhật và hồn thiện chương trình đào tạo, bảo đảm mức độ phù hợp cao nhất giữa lý thuyết và thực ti n.
- Giảm tỷ trọng các môn học lý thuyết, tăng thời lượng các môn học chuyên ngành, tăng cường giảng dạy thực hành cho học viên.
- Hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy, các tiêu chí và hình thức đánh giá người học sau khi kết thúc mơn học.
- Đảm bảo tính độc lập linh hoạt và nhất quán giữa các môn học.
Giáo viên tham gia giảng dạy:
Mặc dù chương trình đào tạo được thiết kế hợp lý, cập nhật, phù hợp với nhu cầu của thị trường nhưng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy yếu về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức kém, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm khơng tốt thì khơng thể truyền đạt tốt đến người học, từ đó chất lượng và hiệu quả đào tạo sẽ khơng cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo, bên cạnh việc thường xuyên rà soát, bổ sung, đổi mới nội dung chương trình đào tạo cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cao, có ý thức đạo đức nghề nghiệp.
Phương pháp giảng dạy:
Các phương pháp giảng dạy được sử dụng tại các cơ sở đào tạo hiện nay rất đa dạng. Một số phương pháp thường áp dụng là: thuyết giảng, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, thực tế mơn học,…
- Thuyết giảng là phương pháp thiên về tính chủ động của giáo viên. Theo đó, giáo viên giảng dạy sẽ chủ động điều chỉnh nội dung giảng dạy lý thuyết và thời gian thực hành cho phù hợp với đối tượng học viên, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên phương pháp này cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định như: thiếu sự tương tác giữa giáo viên và người học làm cho người học trở nên thụ
động, khả năng tiếp thu kiến thức mơn học khơng cao; khơng hoặc rất ít phù hợp với đào tạo kỹ năng…
- Các phương pháp như thảo luận nhóm, tình huống thực tế… có nhiều ưu điểm như phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên, giúp học viên có nhiều hứng thú trong học tập, hiệu quả tiếp thu bài giảng cao, chủ động trong nghiên cứu, …; tuy nhiên, phương pháp này địi hỏi đội ngũ giáo viên phải có kỹ năng giảng dạy, tổng hợp tốt các ý kiến thảo luận của học viên, đồng thời phải có nhiều thời gian xây dựng bài giảng và các chủ đề thảo luận phù hợp với nội dung mơn học, chủ đề mang tính thực tế cao, thu hút sự quan tâm của người học…Theo phương pháp này, cơ sở đào tạo cũng khó kiểm sốt được tiến độ dạy học, chi phí cao…
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng như các cơ sở đào tạo cần linh hoạt kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng học phần, từng đối tượng học viên, cơ sở vật chất phục vụ, kinh phí, thời gian đào tạo… để đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lí hoạt động đào tạo:
Thông qua kế hoạch đào tạo hàng năm, các nội dung chương trình, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt, cơ sở đào tạo tiến hành tổ chức hoạt động quản lí đào tạo. Cần đảm bảo:
- Triển khai đúng kế hoạch, chương trình đào tạo và nội dung đúng chất lượng, tiến độ đã đề ra;
- Đảm bảo hoạt động đào tạo được di n ra đúng quy chế hiện hành; - Không tự ý điều chỉnh, thay đổi nội dung, chương trình đào tạo khi chưa có ý kiến phê duyệt của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền.
+ Tổ chức dạy học: bao gồm các công tác liên quan đến giáo viên như: xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung các học phần đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo, kế hoạch kiểm tra công tác giảng dạy của giáo viên và tổ chức đánh giá kết quả của học viên sau khi kết thúc mỗi học phần.
+ Tổ chức học: phổ biến tới học viên đầy đủ quy chế học tập tại cơ sở đào tạo, kế hoạch học tập tồn khóa, các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của học viên trong tồn bộ thời gian khóa học; phân lớp; quản lý học viên; các hoạt động thực tế, ngoại khóa… trong cả khóa đào tạo.
+ Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo: Căn cứ theo quy chế hiện hành, cơ sở đào tạo tiến hành đánh giá học viên về kết quả học tập và rèn luyện theo từng học phần, học kỳ, năm học và tồn khóa học làm cơ sở công nhận tốt nghiệp, cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp cho học viên.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày càng đóng vai trị lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội càng phát triển, lượng thông tin, kiến thức mới càng nhiều, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh, mức độ phụ thuộc của con người vào máy móc và thiết bị ngày càng cao. Trong lĩnh vực đào tạo, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở thành những sự trợ giúp không thể thiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức như máy tính, mạng internet, máy chiếu, micro,…
Để phát huy vai trò của cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo cần thực hiện được những yêu cầu cơ bản dưới đây:
- Phải quy hoạch khuôn viên hợp lý; - Phải có đủ phịng học đạt tiêu chuẩn;
- Trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú; - Đảm bảo có thư viện, phịng đọc đủ chuẩn;
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học như dụng cụ, đèn chiếu, hệ thống âm thanh, ti vi, radio, Internet…
- Đảm bảo đủ phịng thực hành, thí nghiệm phù hợp nghiệp vụ ngành;…
Nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo
Nguồn lực tài chính hay nói cách khác là nguồn kinh phí phục vụ cho đào tạo được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất