Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam –chi nhánh kiên giang (Trang 29 - 30)

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG KIÊN

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

Trước thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khóang sản và với tình hình kinh tế thị trường, để góp phần phát huy đực thế mạnh kinh tế của tỉnh thì hệ thống ngân hàng phải mạnh, làm tốt vai trò trung gian cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang là một yêu cầu khách quan đáp ứng cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Được sự chỉ đạo cuả Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số 18/NHQĐ ngày 21/02/1986 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hạch toán trực thuộc toàn hệ thống, có tên giao dịch là ” Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang” với tên viết tắt đối ngoại là Vietcombank KienGiang. Sau một thời gian chuẩn bị nhân sự, nơi làm việc, chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/1987, trụ sở đặt tại số 2 Duy Tân, nay chuyển về số 2, Mạc Cửu, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Khi mới thành lập Chi nhánh Vietcombank Kiên Giang, nguồn vốn thành lập chỉ có 4 tỷ VND và 1 triệu USD, doanh số hoạt động gần 13 tỷ VND, dư nợ chưa đến 10 tỷ VND. Nhưng đến nay chi nhánh đang có tổng nguồn vốn hoạt động, doanh số cho vay và dư nợ tăng hàng trăm lần. Chi nhánh vietcombank Kiên Giang là 1 trong 2 ngân hàng trên địa bàn có doanh số cho vay và dư nợ nhiều nhất, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối qua đây chiếm 80% thị phần… từ đó tác đơng tích cực lĩnh vưc kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế; làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong tỉnh với khách hàng nước ngồi; hàng hóa hóa trong tỉnh đã thâm nhập vào những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Châu

Phi và các nước trong khối ASEAN…

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh luôn được khống chế ở mức dưới 2% thực hiện tốt việc tận thu đối với các khoản nợ tồn đọng đã được xử lý bằng dự phịng rủi ro.

Chi nhánh ln có nguồn ngoại tệ để cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhập khẩu hàng hóa, nguyên vât liệu phục vụ sản xuất kinh doanh , do đó tạo được niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho khách hàng.

Về lĩnh vực ngân hàng điện tử, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh thể thương mại điện tử của chi nhánh (E- Banking, Home Banking, VCB online & Connect 24…) đạt được tốc độ phát triển cao với những con số tăng trưởng ấn tượng qua các năm. Vietcombank Kiên Giang đứng đầu trên địa bàn tỉnh về số lượng máy ATM với doanh số thanh tốn hàng trăm tỷ đơng/năm và các tiên ích trên ATM khơng ngừng được gia tăng, nhưng điều quan trọng hơn là hệ thống máy ATM của Chi nhánh đã được xã hội đánh giá cao, góp phần nâng cao văn minh thanh toán của dân cư, đồng thời cải thiện từng bước chất lượng thanh toán các dịch vụ xã hội, nâng cao đời sống người dân, tiết kiệm thời giang và các chi phí xã hội khác.

Tính đến cuối tháng 12/2011, tổng số CB-NV chi nhánh là 174 người, gấp hơn 9 lần khi mới thành lập. Chi nhánh đã hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy theo hướng chuyên mơn hố các nghiệp vụ với 08 phòng nghiệp vụ và 01 tổ kiểm tra - giám sát tuân thủ tại trụ sở chính và 05 phịng giao dịch.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam –chi nhánh kiên giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)