Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại Ch

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam –chi nhánh kiên giang (Trang 55 - 59)

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI NGÂN HÀNG

4.2.3 Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại Ch

đến tồn thể chi nhánh, chính vì thế CB-CNV Chi nhánh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn trong họat động kinh doanh của ngân hàng, từ đó đã có sự chuyển biến rất tích cực trong tác phong, thái độ giao tiếp, phục vụ khách hàng.

4.2.3 Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại Chi nhánh Chi nhánh

Kiên Giang là tỉnh có nhiều lợi thế tự nhiên để phát triển mạnh sản xuất nông- ngư nghiệp trong khu vực ĐBSCL. Trong những năm gần đây, Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến theo hướng tăng cao giá trị kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Thực hiện theo định hướng phát triển của ngành, ngân hàng luôn bám sát theo các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để hoạt động tín dụng có hiệu quả. Nghiên cứu chính xác nhu cầu vốn hàng năm cho hoạt động sản xuất hàng hóa truyền thống (nơng nghiệp, thủy sản,…) cũng như xuất nhập khẩu, từ đó xác định mức đầu tư hợp lý cho từng loại đối tượng phù hợp với tốc độ phát triển của sản xuất và giá cả thị trường.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ CỦA

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHẾ BIẾN XK GẠO CỦA VCB-KG (2009- 2011) Đơn vị tính: tỷ đồng Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.614,53 1.150,48 2.348,86 -464,05 -28,74 1.198,38 104,16 Doanh số thu nợ 1.685,26 1.193,45 2.082,93 -491,81 -29,18 889,48 74,53 Dư nợ cho vay 184,63 141,66 407,59 -42,97 -23,27 265,93 187,72

Nguồn: Phòng tổng hợp VCB- KG

Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay tại Ngân hàng phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần rộng, số lượng khách hàng nhiều. Hoạt động cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo là một trong

những mãng tín dụng phát triển của chi nhánh. Hiện nay các doanh nghiệp được Bộ công thương chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo theo nghị định 109/2010/NĐ-CP trên địa tỉnh đều là những khách hàng lâu năm của chi nhánh.

Do đặc thù của hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo, hoạt động theo mùa vụ, vòng quay vốn nhanh, hoạt động kinh doanh liên tục nên nhu cầu vay vốn đều là ngắn hạn.

Dựa vào hình 4 và bảng 6 số liệu về tình hình doanh số cho vay của hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất nhập khẩu gạo ta thấy cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo chiếm từ 21,60%- 31,41% trong tổng doanh số cho vay toàn Chi nhánh, chiếm từ 34,98- 76,27% trong tổng doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến (CNCB). Đây là hoạt động được chú trọng tại Chi nhánh vì nó mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Một trong những khách hàng lớn của Chi nhánh công ty CP Nông Lâm sản Kiên Giang, Công ty CP Kinh doanh Nông sản Kiên Giang, Công ty Du lịch thương mại Kiên Giang,.... Nhìn chung, doanh số cho vay của hoạt động này đang có xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2010 doanh số cho vay chỉ đạt 1.150,48 tỷ đồng giảm 28,74% so với năm 2009, do kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn bị giảm, các thị trường nhập khẩu áp dụng nhiều rào cản đối với doanh nghiệp đồng thời lượng lúa gạo tồn kho vẫn còn nhiều đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và điều này cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Mặt khác, việc xuất khẩu gạo phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, kiềm chế lạm phát,…do đó các doanh nghiệp phải đàm phán lại giá với các đối tác làm giảm lượng gạo xuất khẩu trong năm, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo không được vay vốn.

Sang năm 2011, doanh số cho vay cho hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo năm 2011 đạt 2.348,86 triệu đồng tăng 104,16% do Nghị định 109/2010 NĐ-CP về việc kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo được ban hành nên nhu cầu về vốn của doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tăng cao để đáp ứng nhu cầu về kho chứa và nhà máy xay xát gạo, đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất, đồng thời kim ngạch xuất khẩu tăng nên nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh xuất

khẩu gạo trong năm có nhiều bước phát triển vượt bậc, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng, người dân trên địa bàn tỉnh đã từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời gia tăng diện tích lúa chất lượng cao góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của tỉnh. Bám sát tình hình thực tế của địa phương và thực hiện chỉ đạo của NHNN đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô cho vay làm doanh số cho vay tăng mạnh. 1614,53 2116,91 5225,39 1150,48 3288,86 5325,94 2348,86 3925,75 7476,68 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2009 2010 2011

DSCV kinh doanh chế biến XK gạo DSCV ngành CNCB DSCV tồn chi nhánh

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY KINH DOANH CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO TẠI VCB- KIÊN GIANG (2009-2011)

Phân tích doanh số thu nợ

Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay cịn có chỉ tiêu doanh số thu nợ, chỉ tiêu này cũng thể hiện phần nào hiệu quả cơng tác tín dụng của ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả. Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng giảm theo doanh số cho vay.

Dựa vào số liệu bảng 6, ta thấy trong lĩnh vực cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo, công tác thu nợ của ngân hàng khá tốt. Đây là các khoản cho vay ngắn hạn nên kỳ hạn trả nợ thường là sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 1.193,45 triệu đồng, giảm 29,18% so với năm 2009.

Năm Tỷ đồng

ninh lương thực quốc gia, kiềm chế lạm phát nên chính phủ đã chỉ đạo chuyển 65.000 tấn gạo xuất khẩu sang năm 2011 đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, trong năm 2010 giá gạo xuất khẩu giảm do cung cầu thế giới và gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với Pakistan, Mianma, Thái Lan làm cho hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 2.082,93 triệu đồng, tăng 74,53% so với năm 2010. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên nhu cầu vốn tăng, doanh số thu nợ cũng tăng theo. Nhờ tổ chức tốt khâu sản xuất, dịch bệnh gây hại trên lúa tại ĐBSCL trong năm không đáng kể. Do vậy, nguồn nguyên liệu để tiêu dùng và chế biến xuất khẩu không thiếu. Công tác điều hành và điều phối hoạt động xuất khẩu ngày càng khoa học hơn. Thông tin giá cả, dự báo thị trường tốt hơn, đã duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng lượng gạo cung ứng cho khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới, góp phần đưa sản lượng xuất khẩu tăng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ cuả Chi nhánh.

Phân tích dư nợ 184,63 1127,69 1196,63 141,66 1209,43 2147,14 407,59 1202,72 2781,21 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2009 2010 2011

Dư nợ cho vay kinh doanh chế biến XK gạo Dư nợ cho vay ngành CNCB

Dư nợ cho vay tồn ngành

Hình 5 DƯ NỢ CHO VAY HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH

CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO TẠI VCB- KIÊN GIANG (2009-2011)

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt Tỷ đồng

động của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là cơng tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào.

Dựa vào số liệu bảng 6, ta thấy dư nợ của ngân hàng trong lĩnh vực này khá thấp do tính chất của hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo theo mùa vụ, ngắn hạn nên sản xuất nên vào thời điểm cuối năm, hết mùa vụ nên dư nợ cho vay cũng giảm theo. Trong giai đoạn (2009-2011) bình quân dư nợ của hoạt động này chiếm từ 6,60%- 15,43% trong tổng dư nợ cuả chi nhánh. Trong năm 2011, dư nợ cho vay hoạt động này của ngân hàng tăng mạnh đạt 407,59 tỷ đồng tăng 187,72% so với năm 2010. Do trong năm 2011 sản lượng xuất khẩu cũng như giá gạo xuất khẩu cũng tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhiều hợp đồng được ký kết nên nhu cầu về vốn tăng cao, làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ cũng tăng.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam –chi nhánh kiên giang (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)