MỘT SỐ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam –chi nhánh kiên giang (Trang 65 - 68)

CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU GẠO

4.4.1 Rủi ro từ phía khách hàng (các doanh nghiệp tham gia kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo) chế biến xuất khẩu gạo)

động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo hiện nay trên địa bàn có những rủi ro như:

- Đặc thù của hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo là hoạt động theo mùa vụ nên vốn đầu tư rất lớn. Hệ thống kho chứa của doanh nghiệp còn yếu kém. Khi hợp đồng xuất khẩu nhiều, các doanh nghiệp sẽ đặt hàng cung ứng từ bên ngồi, rủi ro khơng thực hiện hợp đồng do biến động thị trường là rất lớn, mặt khác, rất khó có thể đánh giá được tình hình tài chính của nhà cung ứng, điều này gây rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp cũng như cho ngân hàng.

- Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo thường có địn cân nợ cao (vốn chủ sở hữu thấp, vốn vay nhiều).

- Việc các doanh nghiệp chủ đồng tìm nguồn xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do sau khi hợp đồng thương mại được ký kết thì các doanh nghiệp phải đăng ký với VFA, nếu đã đủ hạn ngạch xuất khẩu gạo trong năm (nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia) thì các hợp đồng đó sẽ khơng được phép xuất khẩu

- Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo không chỉ kinh doanh riêng một mặt hàng là gạo mà còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm,... điều này vừa có lợi, vừa có hại cho doanh nghiệp do hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo là theo mùa vụ, khi hết mùa vụ thì các ngành kinh doanh cịn lại của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ duy trì hoạt động, tránh lãng phí vốn, cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng vốn ưu đãi từ ngân hàng vào những ngành kinh doanh khác rất đáng quan tâm.

4.4.2 Rủi ro từ thị trường và các chính sách của Chính phủ

- Chi phí bỏ ra trên 1 kg gạo khá cao, một sự biến động nhỏ về giá cả trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận trên 1 đồng vốn thấp.

- Hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo chịu sự chi phối rất lớn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ,....như cơ chế điều hành hiện nay của VFA hay nghị định 109/2010/NĐ-CP về việc kinh doanh xuất khẩu gạo đã tác động khơng nhỏ đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp.

4.4.3 Rủi ro từ phía ngân hàng

- Do nhu cầu về vốn trong lĩnh vực này khá cao nên có thể hạn mức tín dụng của ngân hàng đơi khi không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp nên ngân hàng sẽ dễ bị mất khách hàng.

- Việc cho vay tạm trữ được thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì vậy, đến mùa vụ, NHNN chỉ định ngân hàng cân đối nguồn vốn để cho vay tạm trữ lúa gạo xuất khẩu. Do ảnh hưởng của mùa vụ xuất khẩu, khi vào mùa vụ thì nhu cầu vốn tăng cao, hết mùa vụ nhu cầu vốn giảm nhanh nên khó khăn cho việc cân đối nguồn vốn và thu nhập của Chi nhánh. Mặt khác, dư nợ cho vay của Chi nhánh có giới hạn (do TW khống chế mức dư nợ hàng năm), vì vậy xảy ra tình trạng Chi nhánh khơng chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến việc thu mua hàng hóa và tiến độ đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm hạn chế rủi rotrong hoạt động cho vay kinh doanh chế biến xuất khẩu gạo tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam –chi nhánh kiên giang (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)